30 tháng 9, 2014

Những bí mật thú vị về khí Oxy

Hít vào… thở ra… Nguyên tố thứ 8 trong bảng Tuần hoàn hóa học là một loại khí không màu, chiếm 21% bầu khí quyển của Trái Đất. Vì có ở khắp mọi nơi, oxy rất dễ bị "coi thường".Trong thực tế, oxy là nguyên tố phản ứng nhất trong số các nguyên tố phi kim.

Các số liệu thực tế về khí Oxy

- Số nguyên tử (số proton trong hạt nhân): 8

- Ký hiệu nguyên tử (trên Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học): O

- Trọng lượng nguyên tử (khối lượng trung bình của nguyên tử): 15,9994

- Mật độ: 0,001429 gram trong một centimet khối

- Trạng thái khi ở nhiệt độ phòng: Khí

- Điểm nóng chảy: âm 361,82 độ F (âm 218,79 độ C)

- Điểm sôi: âm 297,31 độ F (âm 182,95 độ C)

- Số đồng vị (nguyên tử của cùng một nguyên tố với một số nơtron khác): 11; ba ổn định

- Đồng vị phổ biến nhất: O-16 (99,757% có sẵn trong tự nhiên)

Oxy được phát hiện ra như thế nào?

Theo Phòng thí nghiệm quốc gia Thomas Jefferson National Accelerator Facility của Mỹ, oxy là nguyên tố phổ biến thứ ba trong vũ trụ. Tuy nhiên, hoạt tính của oxy khiến nó khá hiếm trong bầu khí quyển của Trái Đất.

Vi khuẩn lam (Cyanobacteria) là những sinh vật "thở" bằng sự quang hợp, chúng hít khí carbon dioxide và thải ra khí oxy, giống như loài thực vật. Cyanobacteria được xem là loài sinh vật đầu tiên tạo ra oxy trên Trái Đất. Điều này được xem như một Sự kiện Oxy hóa vĩ đại trong lịch sử.

Quá trình quang hợp của vi khuẩn lam diễn ra liên tục trước khi oxy xuất hiện khắp trong bầu khí quyển của Trái đất. Một nghiên cứu hồi tháng 3/2014 được đăng trên tạp chí Nature Geoscience cho thấy những hòn đá 2,95 tỷ năm tuổi được tìm thấy ở Nam Phi có chứa các oxit. Những tảng đá ban đầu nằm trong vùng biển nông, cho thấy oxy từ quá trình quang hợp bắt đầu tích tụ trong môi trường biển khoảng nửa tỉ năm trước khi nó bắt đầu tích tụ trong khí quyển khoảng 2,5 tỷ năm trước.

Sự sống ngày nay phụ thuộc rất nhiều vào oxy, nhưng ban đầu, sự tích tụ của oxy trong bầu khí quyển không khác gì một thảm họa. Bầu khí quyển mới khiến hàng loạt vi khuẩn kỵ khí tuyệt chủng, trong đó có những sinh vật không cần oxy. Vi khuẩn kỵ khí không thể thích nghi hay tồn tại khi có oxy đã bị chết đi trong thế giới mới ngày nay.

Những ý niệm mơ hồ đầu tiên của con người về sự tồn tại của oxy như là một nguyên tố hóa học là vào năm 1608, khi nhà phát minh người Hà Lan Cornelius Drebbel báo cáo rằng hệ thống sưởi ấm Nitrat (kali nitrat) phát ra một loại khí. Danh tính của loại khí này vẫn còn là một bí ẩn cho đến thập niên 1770, khi có ba nhà hóa học gần như cùng lúc phát hiện ra oxy. Mục sư, nhà hóa học người Anh Joseph đã tách oxy bằng cách chiếu ánh sáng mặt trời trên oxit thủy ngân và thu khí từ phản ứng. Ông lưu ý rằng một ngọn nến cháy sáng rực rỡ hơn khi ở trong khí này, nhờ có vai trò của oxy trong quá trình đốt cháy.

Năm 1774, linh mục công bố phát hiện của mình. Trước đó, vào năm 1771, nhà khoa học Thụy Sĩ Carl Wilhelm Steele là người đã thực sự tách được oxy và có công trình viết về khí oxy nhưng lại không công bố tác phẩm. Người thứ ba phát hiện ra oxy là Antoine-Laurent de Lavoisier, một nhà hóa học người Pháp. Chính ông đã đặt tên cho nguyên tố này là "oxy". Từ "oxy""gen" đều là các từ trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "axit-hình thành".

Bạn có biết?

- Khi ở dạng khí, oxy không có màu. Nhưng ở dạng chất lỏng, oxy có màu xanh nhạt.

- Nếu bạn từng tự hỏi bơi trong một hồ bơi có chứa oxy lỏng sẽ như thế nào, thì câu trả lời là: rất, rất lạnh. Oxy chỉ hóa lỏng ở nhiệt độ âm 183 độ C, vì thế bơi trong một hồ bơi chứa oxy lỏng sẽ vô cùng lạnh.

- Quá ít oxy cũng nguy hiểm mà quá nhiều oxy cũng nguy hiểm. Nếu chúng ta hít thở 80% oxy trong hơn 12 giờ sẽ gây kích thích đường hô hấp, và cuối cùng là có thể bị tràn dịch, hoặc phù nề.

- Oxy rất nặng. Một nghiên cứu năm 2012 đăng trên tạp chí Physical Review Letters phát hiện ra một phân tử oxy (O2) có thể tồn tại áp lực cao hơn áp suất khí quyển tới 19 triệu lần.

- Mức oxy thấp nhất trong máu người từng được đo ở gần đỉnh núi Everest trong năm 2009. Các nhà leo núi có nồng độ oxy trung bình trong động mạch là 3,28 kilopascal. Trong khi đó, thông thường con người có nồng độ oxy trung bình là 12-14 kilopascal.

- Chúng ta phải cám ơn vì bầu khí quyền có nồng độ 21% oxy. Khoảng 300 triệu năm trước, nồng độ oxy đạt 35%, các loài côn trùng có thể phát triển siêu lớn: hãy tưởng tượng thế giới sẽ ra sao nếu loài chuồn chuồn có sải cánh rộng bằng diều hâu!

Những nghiên cứu về oxy

Tháng 3/2014, nhà vật lý học Dean Lee của trường Đại học North Carolina cùng các đồng nghiệp báo cáo rằng họ đã tìm ra cấu trúc hạt nhân của oxy-16, đồng vị phổ biến nhất của oxy, ở trạng thái cơ bản (trạng thái mà tất cả các electron đều ở mức năng lượng thấp nhất có thể) và trong trạng thái kích thích đầu tiên (trạng thái mức độ năng lượng tăng tiếp theo).

Phát hiện trên rất quan trọng để hiểu được hạt nhân hình thành như thế nào trong các ngôi sao - từ carbon với oxy đến các nguyên tố nặng hơn. Sử dụng các mô phỏng trên siêu máy tính và một số mạng tinh thể, các nhà nghiên cứu đã có thể xem các hạt trong một hạt nhân oxy-16 tự sắp xếp như thế nào. Họ nhận thấy trong trạng thái cơ bản của oxy-16, thực sự có bốn cụm alpha, sắp xếp gọn gàng trong một khối tứ diện.

Nhưng có một bí mật khác cần làm sáng tỏ. Trạng thái cơ bản của oxy-16 và trạng thái kích thích đầu tiên cùng có một tính năng khác thường. Cả hai đều có cùng spin – spin là giá trị chỉ ra cách các hạt xoay như thế nào. Chúng cũng đều có cân bằng dương, một cách cho thấy tính đối xứng.

Các mô phỏng đã đưa ra câu trả lời: Trong trạng thái kích thích, oxy-16 sắp xếp lại các hạt nhân của nó để trông giống như trạng thái cơ bản. Thay vì sắp xếp dạng tứ diện, các hạt alpha lại tự sắp xếp trong dạng mặt phẳng hình vuông hoặc gần giống như hình vuông. Hiện nay, khoa học vẫn đang khám phá các tương tác lượng tử trong các hạt nhân oxy-16.

"Thực sự có rất nhiều điều thú vị xảy ra bên trong những thứ nhỏ như hạt nhân", nhà vật lý học Dean Lee nói.

Các nghiên cứu của Lee nhằm tìm hiểu cách oxy sinh ra trong các ngôi sao. Ngoài ra, còn có dạng nghiên cứu oxy khác, tập trung vào vai trò của oxy trong sự sống trên Trái đất. Ngay sau Sự kiện oxy hóa vĩ đại cách đây 2,4 tỷ năm, nồng độ ôxy có thể đã đạt hoặc vượt mức nồng độ ngày hôm nay. Nhiều loài động vật đã tuyệt chủng từ đó đến nay, những động vật đơn giản nhất xuất hiện khoảng 600 triệu năm trước.

Mặc dù về lý thuyết, sự xuất hiện của oxy đã mở đường cho sự tồn tại của các loài động vật, song câu chuyện dường như phức tạp hơn rất nhiều. Các loài động vật không hề xuất hiện sau các va chạm đáng kể đầu tiên về nồng độ oxy trên Trái đất 2,4 tỷ năm trước. Vào tháng 2/2014, Daniel Mills, một ứng cử viên tiến sĩ tại Nordic Center for Earth Evolution thuộc trường Đại học Southern Denmark, cùng với các cộng sự đã báo cáo trên tạp chí PNAS rằng loài bọt biển hiện đại ngày nay vẫn còn có thể hít thở, ăn uống và thậm chí phát triển ở nồng độ oxy cao hơn 0,5% đến 4% của nồng độ oxy trong bầu khí quyển Trái Đất ngày nay. Bọt biển là có lẽ loài động vật sống giống với các loài động vật đầu tiên trên Trái đất.

Phát hiện trên về loài bọt biển cho thấy thêm một khía cạnh về sự sống của các loài động vật đầu tiên trên trái đất. Ngay cả trong thời hiện đại, những loài động vật như giun tròn cũng phát triển mạnh trong những khu vực thiếu oxy của đại dương.

"Rõ ràng là có nhiều yếu tố góp phần vào sự tiến hóa của các loài động vật, chứ không chỉ có nguồn oxy", Mills nói.

Theo Vnreview, Livescience

29 tháng 9, 2014

Hacker đưa ra 7 lời khuyên an toàn, tin được không?

Các thiết bị cá nhân có kết nối Interner luôn dễ dàng trở thành mục tiêu tấn công của tội phạm mạng, nhưng không phải ai cũng có ý thức đề phòng việc này. 7 lời khuyên dưới đây là do các tin tặc đưa ra cho người dùng và họ cam kết rằng nếu thực hiện đúng như thế bạn sẽ an toàn hơn nhiều.

Tắt Wi-Fi và Bluetooth trên điện thoại

Hacker cho rằng người dùng luôn phải đề cao tinh thần cảnh giác với Wi-Fi và Bluetooth trên điện thoại. Nếu hai tính năng này luôn ở trạng thái "ON", bất kỳ một tin tặc nghiệp dư nào cũng có thể lẻn vào điện thoại của bạn được. Hacker có thể theo dõi xem điện thoại của bạn được kết nối với nhà mạng nào, từ đó điều khiển điện thoại sang kết nối với các thiết bị Wi-Fi và Bluetooth mà họ kiểm soát. Sau khi kết nối thành công, tin tặc có thể sẽ tấn công thiết bị của bạn bằng những phần mềm độc hại, phần mềm gián điệp, ăn cắp dữ liệu… mà bạn hoàn toàn không biết. Vì vậy, chỉ bật Wi-Fi và Bluetooth khi cần và tắt ngay chúng khi không cần đến.

Hacker đưa ra 7 lời khuyên an toàn, tin được không?

Sử dụng tính năng xác thực hai bước

Sử dụng một mật khẩu để bảo vệ thiết bị là không đủ, với hacker mật khẩu cũng giống như một lớp bảo vệ, càng nhiều lớp bảo vệ phức tạp càng tốt. Rất nhiều dịch vụ email và mạng xã hội cung cấp thêm cho người dùng mật khẩu xác thực qua hai bước. Tính năng xác thực hai bước luôn được xem là công cụ bảo mật đáng tin cậy. Mỗi khi người dùng đăng nhập vào dịch vụ được trang bị tính năng này, sau khi nhập mật khẩu lần thứ nhất, dịch vụ sẽ tự động gởi thêm một mật khẩu tạm thời thứ hai vào thiết bị di động đã được đăng ký trước, người dùng phải nhập mật khẩu này một lần nữa mới có thể truy xuất tài khoản của mình. Ví dụ, khi bạn thiết lập tài khoản Google, Twitter hay Linkedln, bên cung cấp sẽ gửi tin nhắn văn bản đến bạn một mã số bí mật gồm 6 chữ số. Cách làm này thực sự rất hiệu quả để ngăn chặn hacker. Ngay cả khi ai đó có được mật khẩu tài khoản của bạn, họ vẫn cần phải có dãy số bí mật mà nhà cung cấp gửi đến điện thoại cá nhân của bạn.

Tạo một chiến lược mật khẩu thông minh

Với các website chứa đựng các thông tin nhạy cảm liên quan đến bạn như (email, ngân hàng), một mật khẩu dài, phức tạp, nhiều ký tự, bao gồm cả chữ viết hoa, chữ số… là cần thiết. Còn với những trang web thông thường, bạn có thể sử dụng chương trình quản lý mật khẩu. Chương trình này sẽ giúp bạn lưu trữ toàn bộ những mật khẩu trực tuyến, với mỗi tài khoản khác nhau, bạn có thể tạo cho chúng những mật khẩu khác nhau. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng một chương trình quản lý mật khẩu như LastPass hoặc Password Safe. Đồng thời, trong 1 năm cũng nên thay đổi mật khẩu 1-2 lần.

Sử dụng HTTPS trên tất cả các trang web

HTTPS là viết tắt của "Hypertext Transfer Protocol Secure", là một sự kết hợp giữa giao thức HTTP và giao thức bảo mật SSL hay TLS cho phép trao đổi thông tin một cách bảo mật trên Internet. Giao thức HTTPS thường được dùng trong các giao dịch nhạy cảm, cần tính bảo mật cao. Khi bạn kết nối vào một máy chủ sử dụng HTTPS, trình duyệt sẽ kiểm tra chứng thực bảo mật (security certificate) của trang web này để xem xem chứng thực nói trên có được cung cấp bởi một đơn vị đáng tin cậy hay không. Nhờ đó, khi bạn truy cập vào những địa chỉ như https://nganhangA.com, trình duyệt sẽ xác thực được rằng bạn đang truy cập vào địa chỉ thực của Ngân Hàng A. Vì vây. Bạn nên sử dụng giao thức HTTPS với tất cả các trang web vì nó sẽ giúp mã hóa tất cả các thông tin trình duyệt của bạn được gửi giữa máy tính và các trang web. Nếu chỉ nhìn thấy HTTP trong thanh địa chỉ, bất cứ ai cũng có thể theo dõi các giao dịch của bạn trên Internet.

Thiết lập lại mạng Wi-Fi

Sắp xếp lại mạng Wi-Fi trong nhà được ví như một cuộc hành trình bất tận, tuy nhiên có hai bước quan trọng dưới đây mà bạn cần lưu ý. Đầu tiên, thiết lập 1 mật khẩu, nhưng không được dán nội dung mật khẩu lên thiết bị. Tiếp đến, máy sẽ yêu cầu chọn chuẩn mã hóa mà bạn muốn, chọn WPA-2 (Đến năm 2006, WPA chính thức bị thay thế bởi WPA2).

Để tránh cho người dùng phải chi trả nhiều tiền, nhiều thiết bị Wi-Fi được mặc định chuẩn bảo mật WEP (Wired Equivalent Privacy - là thuật toán bảo mật dành cho Wi-Fi được dùng nhiều nhất trên thế giới) hoặc WPA (Wireless Protected Access - là phương thức được Liên minh Wi-Fi đưa ra để thay thế WEP trước những nhược điểm không thể khắc phục của chuẩn cũ), tuy nhiên, một lỗ bảo mật trên Wi-Fi có thể khiến password của thiết bị này bị bỏ qua trong vài giây.

Đừng cố giấu Wi-Fi

Khi router (Bộ định tuyến) của bạn đưa ra câu hỏi: "Ẩn SSID?" (Service Set Identification - là nhận dạng và thiết lâp dịch vụ, thu nhận tín hiệu phát sóng của router). Nếu bạn trả lời "Có", thiết bị của bạn buộc phải tích cực quét hệ thống mạng mà bạn đang che giấu và kết quả là điện thoại của bạn cũng liên tục quét toàn bộ hệ thống mạng. Tuy nhiên, máy tính xách tay và điện thoại là những thiết bị vô cùng nhạy cảm với những kết nối không an toàn như những mạng Wi-Fi lạ.

Suy nghĩ 2 lần trước khi mua thiết bị kết nối Internet

Hacker đưa ra 7 lời khuyên an toàn, tin được không?

Bạn có thực sự cần một tủ lạnh, ti vi hoặc lò vi sóng thông minh? Các hãng sản xuất đồ điện tử trên thế giới vẫn đang không ngừng chạy đua tích hợp Internet vào mọi sản phẩm. Tính năng mới mẻ này có thể gây được sự chú ý với người tiêu dùng, nhưng cũng trở nên nguy hiểm vì thiếu tính bảo mật và không an toàn. Hacker thâm nhập vào nhiều trung tâm đa phương tiện, tivi, tủ lạnh có kết nối Internet, nhóm hacker đã dùng chính những hệ thống này để phát tán hàng trăm nghìn e-mail chứa mã độc đến đối tượng doanh nghiệp trên toàn cầu.

Theo XHTT

Johann Böttger - Người sáng chế ra vật chất quý hơn vàng

Bằng sự say mê nghiên cứu hóa học, Johann Böttger từ một nhà giả kim thuật "quèn" đã thay đổi cả thế giới với sáng chế của mình.

Giả kim thuật là một trong những nghề nghiệp phổ biến nhất trong xã hội phương Tây xưa. Với ước mơ biến các kim loại rẻ tiền thành vàng khối, không ít người đã lao tâm khổ tứ, dành cả cuộc đời để nghiên cứu với các thí nghiệm hóa học thô sơ.

Phần lớn trong số đó đều thất bại bởi vàng không thể chế ra từ các vật liệu khác. Tuy nhiên, cũng có một số ít người may mắn thay vì tạo ra được vàng lại có được những phát minh khác. Nhà giả kim thuật Johann Böttger là một người như vậy khi phát minh ra cách làm gốm sứ - thứ vật chất quý hơn vàng vào thời đó...

Tương lai đầy hứa hẹn của nhà "giả kim thuật" tí hon

Johann Böttger (1682 - 1719) có một tuổi thơ khá êm đềm. Ông sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống làm nghề kim hoàn tại Berlin, Đức. Böttger từ nhỏ đã rất sáng dạ và đam mê với hóa học. Vì thế khi lớn lên ông bắt đầu theo học ngành dược sĩ.

Johann Böttger - Người sáng chế ra vật chất quý hơn vàng
Chân dung nhà giả kim thuật Johann Böttger.

Năm 19 tuổi, với niềm say mê vô tận, ông đã bắt đầu bí mật đi sâu vào nghiên cứu những lĩnh vực thú vị hơn ngành học của mình rất nhiều. Böttger dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu với đủ thể loại hóa chất dù có bị gia đình và nhà trường cấm đoán.

Mục tiêu cả đời của ông chỉ có một - chính là biến chì hoặc các kim loại không đáng giá khác thành vàng. Với nhiều kinh nghiệm thu được, ông đã dần thuyết phục được hàng xóm gần nhà rằng mình đã thành công.

...bước ngoặt của cuộc đời...

Sau đó, chàng thiếu niên Böttger quyết định tổ chức một buổi biểu diễn đường phố. Ông tập hợp đám đông xung quanh rồi vẫy những mảnh bạc cho họ xem.

Johann Böttger - Người sáng chế ra vật chất quý hơn vàng
Böttger cũng giống các nhà giả kim thuật khác, luôn tìm mọi cách để biến chì thành vàng.

Với vài kĩ năng giả kim cùng những phương pháp xử lý hóa học, ông đã biến đổi những mảnh bạc ấy thành một mảnh kim loại màu vàng duy nhất.

Böttger đã thuyết phục hoàn toàn đám đông và câu chuyện này truyền đến tai August - đại cử tri bang Saxony và là vua của Ba Lan không lâu sau đó.

August lúc đó đang ngập chìm trong nợ nần, nhanh chóng tìm đến Böttger. Nhà vua yêu cầu Böttger sản xuất ra vàng và chàng thiếu niên đã nhận lời sẽ hoàn thành chỉ trong vòng vài tuần.

Johann Böttger - Người sáng chế ra vật chất quý hơn vàng
Bước ngoặt cuộc đời đến khi Böttger gặp vua August.

Thế nhưng, thời gian cứ thế trôi qua và vẫn không có kết quả nào. August bắt đầu mất bình tĩnh và cuối cùng tống Böttger vào ngục với tối hậu thư: "Hoặc tạo ra vàng, hoặc phải chết".

...phát minh thay đổi thế giới phương Tây...

Böttger bị giam suốt 7 năm ròng rã. Trong khoảng thời gian đó, ông đã gặp Ehrenfried Walther von Tschirnhaus cũng là một giả kim thuật sư kiêm nhà toán học.

Tschirnhaus không muốn chế tạo vàng mà lại hứng thú hơn với việc tạo ra sứ - loại vật chất được coi là còn quý hơn cả vàng thời đó. Bởi lẽ vàng có thể tìm thấy ở mọi nơi, nhưng vào thời đó, sứ chỉ có ở phương Đông và người Trung Hoa kiên quyết giữ bí mật sản xuất của họ.

Johann Böttger - Người sáng chế ra vật chất quý hơn vàng
Tấm biển phía trước địa danh Böttger từng bị giam giữ.

Nhờ có Tschirnhaus, Böttger biết được rằng cao lanh (đất sét trắng) có một lượng nhất định trong sứ. Đó là thành phần chính, vậy còn những nhân tố khác thì sao?

Trầm tích của cao lanh được tìm thấy ở dãy núi Alps, vì thế Böttger đã bắt tay ngay vào thí nghiệm với những công thức khác nhau mong chế tạo được ra gốm sứ.

Johann Böttger - Người sáng chế ra vật chất quý hơn vàng
Chỉ có gia đình quyền quý ở châu Âu bấy giờ mới sở hữu được gốm sứ Trung Hoa.

Bước đột phá đến vào ngày 15/1/1708. Trong khi thử nghiệm các tỉ lệ giữa cao lanh và thạch cao, Böttger đã tìm ra ba tỉ lệ đồng nhất với thông số thu được từ một mảnh sứ có sẵn.

Sau đó, Böttger cùng đồng nghiệp tiếp tục miệt mài nghiên cứu. Không lâu sau, ông đã tìm được công thức cuối cùng để sản xuất sứ, bên cạnh đó còn cả nhiệt độ cần thiết của lò nung và cách tráng men các bình sứ.

Sau bảy năm nghiên cứu cực khổ, ông đã tạo ra vật chất quý hơn vàng. Nhà vua vì thế đã tài trợ cho ông để mở xưởng nung sứ đầu tiên ở châu Âu, đặt tại Meissen.

Johann Böttger - Người sáng chế ra vật chất quý hơn vàng
Quá trình làm ra sứ của giả kim thuật sư Böttger.

Böttger được tuyên bố tự do, nhưng nhà vua lo sợ việc lộ công thức sản xuất nên ông và cả những công nhân ở xưởng đều gần như bị giam lỏng.

Böttger mất năm 1719 nhưng những thí nghiệm vẫn được tiếp tục. Cuối cùng đến năm 1724, xưởng Meissen đã tìm ra được công thức hiệu quả như dùng thạch anh thay thế cho thạch cao. Công thức này vẫn được áp dụng cho tới tận ngày nay.

Việc phát minh ra cách sản xuất gốm sứ của Johann Böttger khi đó đã thay đổi cả châu Âu. Thành công của ông giúp châu Âu không còn quá phụ thuộc vào nguồn cung gốm sứ từ Trung Hoa nữa.

Đồng thời, phát minh này cũng mở ra cuộc đua để tranh giành những mảnh đất màu mỡ chứa cao lanh và các khoáng chất cần thiết khác ở khắp nơi.

Theo Mask, Io9, Wikipedia, Getty, Pottery

27 tháng 9, 2014

Giả thuyết về hố đen vũ trụ không hề tồn tại?

Nhiều người cho rằng, hố đen là vùng không gian với mật độ vật chất dày đặc đến nỗi kể cả ánh sáng cũng không thể thoát ra được. Hố đen tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, từ những vật thể vũ trụ có khối lượng chỉ cỡ ngôi sao cho tới những quái vật có khối lượng siêu lớn, nằm ở trung tâm của các dải thiên hà.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc UNC-Chapel Hill chỉ ra rằng, hố đen không tồn tại. Các chuyên gia còn đưa ra những bằng chứng toán học để bảo vệ ý kiến của mình cũng như thuyết phục các nhà vật lý buộc phải loại bỏ lý thuyết của họ về cách thức vũ trụ bắt đầu.

Giả thuyết về hố đen vũ trụ không hề tồn tại?

Theo học thuyết cổ điển, hố đen được cho là có một "chân trời sự kiện". Đây là ranh giới tuyệt đối mà ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát nổi lực hấp dẫn vô cùng lớn từ phần lõi dày đặc của hố đen.

Nhà vật lý nổi tiếng Stephen Hawking còn đưa ra giả thuyết về một ranh giới chuyển tiếp hay chân trời nhìn thấy được, hoạt động tuân thủ theo các hiệu ứng lượng tử.

Năm 1974, Hawking sử dụng cơ học lượng tử để chứng minh lỗ đen phát ra bức xạ. Giả sử có một phi hành gia vũ trụ rơi vào hố đen thì anh ta sẽ ngay lập tức bị thiêu rụi bởi "bức tường lửa" do bức xạ cường độ cao tạo ra và đương nhiên, không bao giờ thoát ra được khỏi đó.

Tuy nhiên, lý thuyết này của Hawking lại san bằng mâu thuẫn giữa 2 học thuyết vì nếu không có "chân trời sự kiện" thì cũng không có "bức tường lửa".

Mersini-Houghton - người đứng đầu nghiên cứu lần này đưa ra một kịch bản hoàn toàn mới. Cô và Hawking đồng ý rằng, một ngôi sao sẽ bị sụp đổ dưới lực hấp dẫn riêng nhưng Mersini-Houghton chỉ ra, với lượng bức xạ này, các ngôi sao sẽ cùng rụng hàng loạt. Và do đó, hố đen sẽ không thể tồn tại.

Giả thuyết về hố đen vũ trụ không hề tồn tại?

Cô lý giải rằng, các hố đen được cho là hình thành khi một ngôi sao lớn sụp đổ dưới lực hấp dẫn riêng, tạo thành một điểm duy nhất trong không gian. Hãy tưởng tượng Trái đất bị nổ, vỡ vụn thành quả cầu nhỏ, có kích thước bằng hạt đậu phộng - đó chính là điểm kỳ dị. Những điểm kỳ dị này sẽ nấp sau chân trời sự kiện và không thể bị khám phá.

Nhiều nhà vật lý, thiên văn học đang cố gắng để kết hợp hai lý thuyết - lý thuyết hấp dẫn của Einstein và cơ học lượng tử nhưng qua nhiều thập kỷ, những kịch bản này vẫn chưa đủ thỏa mãn các thắc mắc về vũ trụ của các nhà khoa học.

Các nhà khoa học tin rằng sẽ vẫn còn nhiều lắm những nghiên cứu được đưa ra để thảo luận về vấn đề hố đen trong vũ trụ này.

Theo Mask, Phys

26 tháng 9, 2014

Ra mắt bản đồ dân số Internet toàn cầu

Bản đồ này sẽ cho biết số lượng người dùng Internet toàn cầu ra sao dưới dạng một bản đồ thế giới tổng hợp.

Bản đồ trên được tạo ra bởi các nhà nghiên cứu từ học viện Internet Oxford và có sử dụng dữ liệu của hơn 2011 người sử dụng Internet và tổng toàn bộ người dân trên toàn thế giới lấy từ nguồn của Ngân Hàng Thế giới (World Bank).

Ra mắt bản đồ dân số Internet toàn cầu

Trong đó, biểu đồ cho thấy rõ nét về quy mô cũng như sự to lớn của Trung Quốc với vị trí thống lĩnh hơn nửa tỉ người đang sử dụng Internet, xếp sau đó là các quốc gia như Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản. Tuy nhiên, trong thực tế, số người sử dụng Internet tại các máy chủ Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản nhiều hơn cả khu vực Bắc Mỹ và cả Châu Âu cộng lại.

Ra mắt bản đồ dân số Internet toàn cầu

Theo các nhà nghiên cứu cho biết, bản đồ mà họ lập ra sử dụng các hình lục giác để tạo nên hình dạng các quốc gia, trong đó, kích thước các quốc gia cũng sẽ tương đương với mức độ phủ sóng của người dùng Internet. Mỗi hình lục giác sẽ chiếm khoảng 1/3 trong khoảng 1 triệu người sử dụng Internet.

Cũng theo tiến sĩ Mark Graham và Stefano De Sabbata, hai người đã lập nên bản đồ trên cho biết, các quốc gia có ít số người dùng Internet hơn thế sẽ không được hiển thị trên bản đồ, bao gồm một số nước ở Châu Phi như Chad và cộng hòa Niger.

Ngoài ra, khi nhìn trên bản đồ, ngoài kích thước thay đổi khác lạ, người xem cũng sẽ rất dễ nhận ra màu sắc có sự khác biệt giữa các quốc gia mà cụ thể là nước nào có mức độ sử dụng Internet trong dân số cao hơn sẽ được hiển thị với màu sắc đậm hơn và ngược lại.

Điều này phần nào có thể lí giải tại sao một số quốc gia như Canada lại bé như vậy do mật độ dân cư sử dụng Internet khá dải rác do diện tích rộng hay Nga cũng tương tự, trong khi các quốc gia phát triển sở hữu cơ sở hạ tầng thông tin tốt như Nhật Bản, Anh lại có thể lớn như vậy. Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam cũng cho thấy sức bật rất tốt sau hơn 15 năm đưa Internet vào sử dụng với quy mô quốc gia đã được mở rộng hơn rất nhiều, tuy nhiên vẫn còn kém hơn nhiều so với mức độ sử dụng Internet của các quốc gia bé hơn như Singapore, Malaysia và Đài Loan.

Được biết, những dữ liệu trên đã được Ngân Hàng Thế Giới thu thập kể từ năm 1996, nằm một phần trong dự án Chỉ số quản lí toàn cầu của tổ chức. Dữ liệu cho thấy rằng, có 42% người dùng Internet hiện nay đang tập trung tại Châu Á, và top các quốc gia có trên 80% người dùng online đang thuộc về các quốc gia lớn nhất thế giới, tuy nhiên vẫn có một số ngoại lệ như Hàn Quốc, New Zealand và Quatar. Các quốc gia khác còn lại ở khu vực Mỹ La Tinh có tỉ lệ phổ biến Internet thấp hơn 40% và thậm chí ở một số nước Châu Phi gần sa mạc Sahara, con số còn thấp dưới 10%.

Ra mắt bản đồ dân số Internet toàn cầu

Năm ngoái, hai vị tiến sĩ Mark Graham và Stefano De Sabbata cũng đã sử dụng dữ liệu phân tích từ trang Alexa để lập ra một bản đồ các trang web có lượng truy cập lớn nhất trên thế giới. Trong đó, Google đứng đầu danh sách ở 62 quốc gia, xếp sau là MXH Facebook với hơn 50 quốc gia và vị trí thứ 3 thuộc về Baidu, công cụ tìm kiếm phổ biến hàng đầu chỉ tại hai quốc gia là Trung Quốc và Hàn Quốc.

Theo TTCN

25 tháng 9, 2014

Cuộc chiến giữa Apple và Google rất có ích cho nhân loại

Chủ tịch Google, Eric Schmidt dường như không nghĩ rằng cuộc cạnh tranh với Apple là điều gì đó quá mệt mỏi mà ông cho rằng đây là một cuộc chiến hoàn toàn tuyệt vời và đang giúp ích cho nhân loại.

"Tôi có thể nói rằng sự cạnh tranh tàn bạo giữa Apple và Google thông qua Android và iOS có lợi ích to lớn cho người tiêu dùng trên toàn thế giới", Schmidt giải thích. "Nếu bạn nhìn vào sự đổi mới về phía Apple và ở phía Google, thì sự cạnh tranh này như là một chiến dịch định nghĩa ngành công nghiệp máy tính trước đây và nó mang lại lợi ích toàn cầu cho hàng tỷ người."

Cuộc chiến giữa Apple và Google rất có ích cho nhân loại
Apple vs Google

Trong vài năm qua, Apple và Google đã có những động thái để kết hợp một trong những điểm mạnh của nhau và vá những điểm yếu. Ví dụ, Google đã làm rất nhiều công việc để làm cho Android ít bị phân mảnh và làm cho nó ít lag hơn, trong khi Apple thực hiện các bước để làm cho iOS cởi mở hơn, chẳng hạn như quyết định cho phép bàn phím của bên thứ ba và quyết định xây dựng iPhone có sẵn trong nhiều kích cỡ khác nhau thay vì một kích cỡ đồng đều.

Schmidt cũng nói rằng không chỉ có cuộc cạnh tranh giữa Apple và Google mà còn giữa các nhà sản xuất Android với nhau, tuy nhiên, ông cho biết những lợi ích cho người tiêu dùng trong "cuộc thi" này đang rất lớn.

Cuộc chiến giữa Apple và Google rất có ích cho nhân loại
Smartphone đang ngày càng rẻ hơn

Ở Trung Quốc có điện thoại chỉ có giá là 100 USD còn ở Ấn Độ có điện thoại chỉ 70 USD và mọi người dường như đều được hưởng các dịch vụ giải trí hiện đại trên các thiết bị này nhờ sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất.

Theo Thegioididong

Mở lại cuộc tranh luận về sao Diêm Vương

Sao Diêm Vương vẫn còn cơ hội được kết nạp vào đại gia đình hành tinh của hệ mặt trời, sau khi nhận được đa số phiếu "thăng hạng" cho nó.

Sao Diêm Vương bị giáng cấp xuống thành hành tinh lùn vào năm 2006 sau cuộc họp của Liên minh Thiên văn học Quốc tế (IAU) để trả lời câu hỏi rằng: "Hành tinh là gì?", và phát hiện nó không phù hợp với tiêu chí để có thể được gọi là hành tinh.

Mới đây, Trung tâm Harvard-Smithsonian về Vật lý học thiên thể quyết định chủ trì phiên tranh luận với sự tham gia của 3 chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực khoa học hành tinh, gồm Owen Gingerich, Gareth Williams và Dimitar Sasselov.

Mở lại cuộc tranh luận về sao Diêm Vương
Sao Diêm Vương đang trên đà teo nhỏ theo thời gian, với chỉ số khối được cho là 1/459 so với Trái đất - (Ảnh: NASA/ESA)

Mỗi diễn giả đưa ra quan điểm của mình về cách định nghĩa một hành tinh, từ đó trả lời câu hỏi: "Liệu sao Diêm Vương được xếp vào dạng hành tinh hoặc không phải?" Kế đến, khán giả bỏ phiếu bầu câu trả lời theo họ là hợp lý nhất.

Sau đây là tóm tắt về cuộc trình bày, theo Phys.Org ghi nhận:

Luận điểm của Gingerich: Hành tinh là một từ được định nghĩa về mặt văn hóa, thay đổi theo thời gian, như vậy sao Diêm Vương là một hành tinh.

Luận điểm của Williams: Hành tinh là một thiên thể hình cầu xoay quanh mặt trời và có quỹ đạo rõ ràng, kết luận: sao Diêm Vương không phải là hành tinh.

Luận điểm của Sasselov: Hành tinh là một khối vật chất hình cầu nhỏ nhất, hình thành quanh các ngôi sao hoặc những tàn tích của sao, nên sao Diêm Vương là hành tinh.

Đa số khán giả đã chọn số 3, có nghĩa là đám đông xem sao Diêm Vương là một hành tinh.

Tất nhiên, sự bầu chọn trên chỉ tuân theo cảm xúc và nếu muốn nâng bậc của sao Diêm Vương, cộng đồng thiên văn học phải thuyết phục IAU thay đổi quan điểm.

Trước khi bị giáng cấp, sao Diêm Vương được xem là hành tinh thứ 9 trong hệ mặt trời.

Theo Thanh Niên

24 tháng 9, 2014

Việt Nam thử nghiệm thành công tàu lặn loại nhỏ

Hòa Bình, tên loại tàu lặn nhỏ lần đầu tiên được nghiên cứu, chế tạo tại Việt Nam vừa được thử nghiệm thành công ở Cam Ranh (Khánh Hòa).

Tàu có chiều dài 6,63m, cao 2,74m, tốc độ di chuyển 4,5 hải lý/giờ với thời gian lặn 24h và độ sâu lặn 50m. Tàu có thể chở được 4 người. Vật liệu làm phao và chi tiết gắn kết với thân vỏ là thép inox đảm bảo vững chắc và không bị ăn mòn.

Việt Nam thử nghiệm thành công tàu lặn loại nhỏ
Lần đầu tiên Việt Nam làm chủ quy trình thiết kế tầu lặn đạt tiêu chuẩn quốc tế. (Ảnh do Trung tâm truyền thông khoa học công nghệ cung cấp)

Tại buổi thử nghiệm ở nhà máy đóng tàu Cam Ranh hôm 22/9, đoàn kiểm tra đã thử tàu lặn ở chế độ đứng tại chỗ, lặn xuống, nổi lên và thử quay vòng tại khu vực có độ sâu 15m trong điều kiện thời tiết gió nhẹ, theo thông cáo của Trung tâm truyền thông khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ).

Tàu có thể liên lạc với bờ hoặc các tàu khác cách một km bằng hệ thống thông tin vô tuyến. Tàu lặn nổi nhờ 4 phao lặn bố trí đối xứng hai bên thân vỏ tàu chịu áp lực. Cơ chế làm việc của tàu nhờ sự cân bằng của khí nén trong phao và áp lực nước bên ngoài phao để điều chỉnh lực nổi.

Sau kiểm tra thử nghiệm, tàu Hòa Bình sẽ được kiểm tra đăng kiểm đường dài. Đây là bước kiểm tra cuối cùng để đăng kiểm cấp chứng chỉ an toàn kỹ thuật cho tàu hoạt động.

Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam làm chủ quy trình thiết kế tàu lặn đạt tiêu chuẩn được cơ quan đăng kiểm nước ngoài công nhận ổn định phù hợp với điều kiện Việt Nam và quốc tế.

Tàu Hòa Bình là kết quả của dự án sản xuất thử nghiệm độc lập cấp nhà nước "Hoàn thiện thiết kế công nghệ và chế tạo tàu lặn cỡ nhỏ" do Bộ Khoa học và Công nghệ giao Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ cao Vinashin thực hiện từ năm 2010 với tổng kinh phí theo báo cáo hơn 25 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ hơn hai tỷ đồng.

Theo Vnexpress

23 tháng 9, 2014

Những giả thiết viển vông về ngày Trái Đất bị hủy diệt

Cuộc sống của con người chưa bao giờ là vô tận, đôi khi chúng ta không thể biết mình sẽ ra đi vào lúc nào và theo cách nào. Tuy nhiên luôn có những giả thiết về những tai nạn dẫn đến sự diệt vong của cả thế giới loài người.

Những bằng chứng khoa học được đưa ra khiến chúng ta bị mơ hồ và lo sợ về Ngày Tận thế. Vài giả thiết "viển vông" sau đây có thể sẽ làm chính bạn phải suy nghĩ khi chúng có thể khiến Trái đất tận diệt ngay tức khắc.

1. Siêu núi lửa phun trào

Nhiều người cho rằng, nếu thật sự có Ngày Tận thế, việc được chết bởi núi lửa phun trào là điều "may mắn" bởi bạn sẽ bị thiêu rụi ngay lập tức và gần như không có cảm giác đau đớn. Còn với những ai cố gắng thoái khỏi dòng dung nham đang lan tràn khắp hành tinh ấy thì rồi họ cũng hóa thành cát bụi, đôi khi còn tồi tệ hơn.

Những giả thiết viển vông về ngày Trái Đất bị hủy diệt

Sau Tận thế, Trái đất sẽ chìm vào Kỷ Băng Hà lần nữa. Tro bụi và mảnh vụn từ trận phun trào sẽ phủ kín bầu khí quyển hàng ngàn năm và che lấp Mặt trời. Khí hậu sẽ trở nên vô cùng khắc nghiệt, tới mức Trái đất không thể tồn tại sự sống được nữa và tất cả sinh vật sẽ bị tuyệt chủng.

Trong Kỷ Băng Hà, chúng ta sẽ chết vì lạnh bởi bị đóng băng, nhưng cũng có thể, ta chết vì đói, khát hoặc bệnh tật. Giai đoạn kinh khủng ấy kéo dài ít nhất là vài tuần hoặc có thể tới vài tháng.

Điều đó không khác gì bạn phải nhận một chiếc vé mời "trải nghiệm" địa ngục. Và hẳn nhiên, không ai muốn mình phải chịu một cái chết từ từ và đau đớn.

2. Chúng ta bị hố đen nhân tạo nuốt chửng

Đúng như tên gọi, nếu hố đen nhân tạo có xuất hiện và phá hủy hành tinh này thì đó hoàn toàn là lỗi của chúng ta. Vài năm trước, rất nhiều nhà khoa học đã tập hợp với nhau lập thành tổ chức CERN (European Organization for Nuclear Research - Tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu) và chế tạo thành công chiếc máy Large Hadron Collider (LHC) – máy gia tốc hạt.

Chiếc máy gia tốc hạt này được đặt dưới lòng đất gần biên giới Thụy Sĩ - Pháp và có chu vi lên đến 27km. Có tới trên 10.000 nhà vật lý và nhà nghiên cứu khoa học từ 85 quốc gia làm việc tại đây. Vậy tại sao cỗ máy lại có kích thước khổng lồ như vậy?

Những giả thiết viển vông về ngày Trái Đất bị hủy diệt

Để trả lời ngắn gọn cho câu hỏi trên, ta có thể hiểu như sau: Cỗ máy càng lớn thì có bộ gia tốc càng mạnh, bộ gia tốc càng mạnh thì tạo ra gia tốc lớn, từ đó vụ va chạm càng mạnh.

Bằng việc tạo va chạm giữa các hạt cơ bản - hạt proton, các nhà khoa học tạo ra những quả cầu lửa nhỏ, hay là những vụ nổ Big Bang quy mô nhỏ, trong đó chứa đựng các điều kiện của vũ trụ thời kì sơ khai.

Từ đây, các chuyên gia có thể tìm hiểu được chuyện gì đã diễn ra trong thời kì đó. Với kết quả thu được, các nhà nghiên cứu sẽ có thể dễ dàng tìm hiểu được bản chất của vũ trụ.

Những giả thiết viển vông về ngày Trái Đất bị hủy diệt

Trước ngày chiếc máy được hoàn tất vài tháng, mọi người đều lo sợ nó sẽ chẳng may tạo ra một hố đen ngay lập tức nuốt chửng Trái đất. Theo lý thuyết thì hố đen bắt nguồn từ một điểm rất nhỏ sau đó nó sẽ nuốt tất cả mọi thứ để lớn lên (ví dụ như bằng một ngón tay thì nó sẽ phát triển thành một bàn tay và cứ thế phát triển).

Hoặc nó cũng sẽ gây ra một phản ứng dây chuyền gây nên các vụ nổ. Rồi con người và thế giới sẽ bị xóa sổ hoàn toàn. Không cần nói thêm nhiều về hố đen, nhiều người cũng có thể tưởng tượng được sức mạnh hủy diệt không thể ngăn cản của nó. Giờ đây, chỉ cần một trục trặc nhỏ trong quá trình nghiên cứu thôi, cả nhân loại chúng ta sẽ bị diệt vong bởi quá hiểu biết.

3. Thiên thạch va chạm khiến Trái đất vỡ vụn

Cho đến giờ, khoa học đã có những bước phát triển vượt bậc vươn ra tận vũ trụ. Chúng ta đã nghiên cứu rất nhiều không gian bao la ngoài kia và nhận thức được nhiều hiểu biết cũng những mối hiểm họa khôn lường.

Hiểm họa được nhắc tới nhiều thường là những vụ va chạm thiên thạch. Trên thế giới đã có rất nhiều dấu vết từ những vụ va chạm thiên thạch để lại. Tính đến nay có khoảng trên 1.050 mẫu thiên thạch từ những vụ va chạm và có khoảng 31.000 tài liệu ghi chép về thiên thạch.

Những giả thiết viển vông về ngày Trái Đất bị hủy diệt

Mặc dù con người đã nghĩ ra rất nhiều cách để ngăn chặn chúng như phóng tên lửa hay dùng nhiệt lượng để làm thay đổi quỹ đạo thiên thạch, tất cả đều chỉ dừng ở mức lý thuyết, chỉ có tác dụng với những thiên thạch vừa và nhỏ (khoảng vài trăm đến vài nghìn kilogam).

Bởi nếu có một thiên thạch khổng lồ lao vào Trái đất thì những biện pháp trên đều vô dụng. Lúc đó bạn buộc phải chấp nhận rằng, Ngày Tận thế đã đến.

Cũng gần giống với sự phun trào của siêu núi lửa, sự diệt vong của va chạm thiên thạch có thể xảy ra theo 2 cách. Nếu không thể thoát khỏi bán kính ảnh hưởng của va chạm thì tất cả mọi người đều bị nhấn chìm ngay tức khắc. Nhìn một cách tích cực, ngay trước khi chết bạn vẫn có thể được chứng kiến một cảnh tượng hùng vĩ.

Những giả thiết viển vông về ngày Trái Đất bị hủy diệt

Sau đó, những ảnh hưởng từ vụ va chạm sẽ khiến phần còn lại Trái đất trở thành địa ngục. Nếu như bạn có thể được cảnh báo trước về trận núi lửa phun trào để di tản thì va chạm thiên thạch có thể xảy ra bất cứ nơi đâu.

Tất cả những gì bạn có thể làm chỉ là ngồi đợi ngày tàn của thế giới. Việc thiếu ánh sáng Mặt trời khiến cho cả Trái đất thiếu đi nguồn sống. Nước uống, thức ăn, bầu không khí trong sạch … và cuối cùng là sự sống - tất cả đều biến mất.

4. Sao Nơ-tron (Neutron Star) phá hủy

Sao Nơ-tron là một dạng hình thái - một trong những khả năng về sự kết thúc của quá trình tiến hóa sao. Một sao Nơ-tron được hình thành từ những gì còn lại của vụ sụp đổ một ngôi sao lớn sau các vụ nổ siêu tân tinh.

Các ngôi sao đặc mà có khối lượng nhỏ hơn 1,44 khối lượng Mặt trời khi chết sẽ tạo nên những sao lùn trắng. Các ngôi sao lớn hơn ba tới năm lần khối lượng Mặt Trời, nếu có suy sụp hấp dẫn diễn ra sẽ dẫn tới sự hình thành hố đen.

Những giả thiết viển vông về ngày Trái Đất bị hủy diệt

Rồi một ngày Trái đất sẽ chết đi khi không còn năng lượng trong lõi. Ngày này tuy còn rất xa nhưng là điều không thể tránh khỏi.

Trong những giả thiết khác của Ngày Tận thế, chúng ta vẫn còn vài cơ hội mỏng manh để tránh khỏi sai lầm dẫn đến Tận thế hoặc kéo dài sự sống sau đó. Khi Trái đất trở thành sao lùn trắng, mọi thứ sẽ chấm hết.

Thế giới chúng ta đã từng biết, nền văn minh chúng ta đã từng có sẽ không còn tồn tại. Con người vẫn thường hay nói đến giải pháp tìm một hành tinh khác để sinh sống nhưng thực tế điều đó cũng viễn tưởng như ý nghĩ ta có thể sống bất tử vậy.

Tạm kết

Tất nhiên những giả thiết đáng sợ về Ngày Tận thế trên đều là chuyện không thể xảy ra. Giờ thì hãy cứ tận hưởng hiện tại tốt đẹp của mình đi!

Theo Mask, Cracked, Wikipedia

Vì sao cần tắt điện thoại, kéo cửa số khi máy bay cất/hạ cánh?

Khi đi máy bay, chúng ta thường được tiếp viên nhắc nhở: "Tắt nguồn điện thoại di động và các thiết bị điện tử cầm tay, mở tấm che cửa sổ, dựng thẳng lưng ghế, gập bàn ăn và thắt dây an toàn" mỗi khi máy bay cất/hạ cánh. Tại sao chúng ta được yêu cầu như vậy và nó ảnh hưởng gì đến an toàn bay? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời.

Tại sao phải tắt nguồn điện thoại di động và thiết bị điện tử?

Từ năm 1991, Ủy ban truyền thông liên bang Mỹ (FCC) đã ban hành lệnh cấm sử dụng các thiết bị điện tử cá nhân bao gồm cả điện thoại di động trên máy bay mặc dù vào thời điểm đó Cơ quan hàng không liên bang Mỹ (FAA) trên thực tế lại không cấm sử dụng các thiết bị điện tử cá nhân. Đây là một vấn đề gây tranh cãi đến nay vẫn chưa có hồi kết.

Lý do hàng đầu được FCC đưa ra là hoạt động của các thiết bị có thể phát ra sóng vô tuyến gây nhiễu hệ thống điện tử nhạy cảm của máy bay. Máy bay được trang bị một loạt các hệ thống điện tử cho phép phi công và bản thân máy bay liên lạc với mặt đất, hỗ trợ định hướng và giám sát các trang thiết bị khác. Các hệ thống này được gọi là hệ thống điện tử hàng không. Rất nhiều thành phần trong hệ thống sử dụng tín hiệu radio để gửi nhận thông tin do đó chúng tiềm năng bị nhiễu bởi các thiết bị phát sóng sử dụng tần số radio tương tự. Bức xạ tần số radio còn có khả năng ảnh hưởng đến dòng điện trong các dây dẫn do đó hệ thống điện tử hàng không có thể bị ảnh hưởng. Mặc dù đến nay vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng cho thấy tác động của các thiết bị điện tử đối với hoạt động của máy bay nhưng lệnh cấm này vẫn tồn tại và nhiều hãng hàng không trên thế giới đã hưởng ứng theo phương châm "an toàn là trên hết".

Thêm vào đó, giai đoạn cất cánh và hạ cánh của máy bay được xem là 2 giai đoạn quan trọng nhất đối với mỗi chuyến bay và đòi hỏi phi hành đoàn phải tập trung cao độ, duy trì liên lạc với trạm kiểm soát không lưu ATC và đảm bảo hoạt động của tất cả các trang thiết bị trên máy bay. Giai đoạn cất cánh và hạ cánh được xác định khi máy bay đang bay dưới 10,000 ft (~ 3048m) và trung bình một chiếc máy bay sẽ mất khoảng từ 15 đến 20 phút để đạt độ cao này. Do đó, giới hạn sử dụng thiết bị điện tử sẽ nằm trong khoảng thời gian bắt đầu và kết thúc chuyến bay.

Điện thoại di động dĩ nhiên bị cấm sử dụng hoàn toàn trên chuyến bay. Khi được yêu cầu tắt nguồn hay đưa máy về chế độ Airplane Mode có nghĩa thiết bị phải được đảm bảo ngắt hoàn toàn các kết nối vô tuyến. Các thiết bị điện tử khác như máy nghe nhạc, máy chơi game, laptop v.v... phải được tắt trong giai đoạn cất và hạ cánh. Các thiết bị như máy trợ tim, trợ thính, dao cạo râu chạy điện vẫn được sử dụng bởi chúng không gây nhiễu.

Ngoài việc loại trừ nguy cơ gây nhiễu thì việc cấm sử dụng thiết bị điện tử cũng ngăn ngừa khả năng gây tổn thương cho hành khách trong trường hợp máy bay dằn xóc khi đi vào vùng thời tiết xấu, thiết bị có thể bị hất văng gây nguy hiểm. Bên cạnh đó, việc cấm sử dụng các thiết bị điện tử cá nhân trong quá trình cất hạ cánh cũng giúp cho hành khách tập trung theo dõi các chỉ dẫn an toàn bay hơn và phi hành đoàn cũng không bị phân tâm khi thực hiện nhiệm vụ của mình.

Ngoài ra, FCC còn đưa ra một lý do nữa là hoạt động của điện thoại di động hay các thiết bị thu phát sóng có thể gây nhiễu mạng lưới truyền thông dưới đất. Khi bạn thực hiện một cuộc gọi ở độ cao dưới 10,000 ft, tín hiệu sẽ được truyền đi qua hàng loạt các cột phát sóng di động thay vì chỉ 1 và nếu có nhiều người cùng thực hiện cuộc gọi, mạng lưới truyền thông dưới đất sẽ bị tắt nghẽn. Về phía FAA, cơ quan hàng không liên bang Mỹ khuyến nghị hành khách nên chuyển về chế độ Airplane Mode bởi ở độ cao 30,000 ft (~ 9144m), điện thoại không thể nhận được tín hiệu di động và nếu cứ liên tục dò tìm tín hiệu thì điện thoại sẽ nhanh chóng hết pin khi bạn hạ cánh.

Vào tháng 8 năm 2012, FAA đã bắt đầu xem xét việc nới lỏng sử dụng các thiết bị điện tử cá nhân trên máy bay mặc dù điện thoại vẫn bị cấm. Đến tháng 10 năm 2013, FAA đã công bố rằng các hãng hàng không có thể xem xét cho phép hành khách sử dụng thiết bị điện tử cầm tay một cách an toàn trong tất cả các giai đoạn của chuyến bay. Điện thoại có thể được sử dụng với các chức năng giải trí và phải đưa về chế độ Airplane Mode hoặc tắt kết nối di động, không được dùng tính năng liên lạc theo lệnh cấm của FCC. Kết nối Bluetooth tầm ngắn vẫn được cho phép, bạn có thể dùng các thiết bị ngoại vi như bàn phím Bluetooth. Nếu hãng hàng không có cung cấp dịch vụ Wi-Fi trên chuyến bay, hành khách vẫn có thể sử dụng các dịch vụ này. Trong quá trình cất/hạ cánh, thiết bị điện tử phải được giữ chặt trên tay hoặc đặt vào túi ghế phía trước.

Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng mỗi hãng hàng không được phép đưa ra các quy định riêng và cũng tùy theo luật pháp của từng quốc gia mà hành vi sử dụng điện thoại hay các thiết bị điện tử trên máy bay có bị cấm hay không. Do đó khi đi máy bay của hãng hàng không nào thì bạn phải tuân thủ quy định của hãng cũng như luật pháp tại quốc gia mà chuyến bay cất/hạ cánh. Tại Việt Nam, cả 3 hãng hàng không hiện tại đều cấm sử dụng điện thoại di động trên máy bay và cho phép sử dụng một số thiết bị điện tử sau khi máy bay đã ổn định độ cao.

Tại sao phải mở cửa sổ?

Bên cạnh việc phải tắt điện thoại di động và các thiết bị điện tử khi máy bay cất và hạ cánh thì điều tiếp theo bạn phải làm là mở ô cửa sổ hay cụ thể là tấm che cửa sổ. Đôi khi ánh sáng bên ngoài quá chói khiến bạn cảm thấy khó chịu nhưng chúng ta buộc phải thực hiện điều này theo yêu cầu của tiếp viên. Tại sao?

Chúng ta có một số giải đáp theo gợi ý của nhiều người dùng trên trang stackexchange:

  • Hành khách rất tò mò do đó họ sẽ nhanh chóng phát hiện ra điều bất thường bên ngoài, chẳng hạn như một dấu hiệu hỏng hóc trên cánh, động cơ hay vật thể lạ và thông báo ngay cho tổ bay. Và để làm điều này, các cửa sổ trên máy bay được yêu cầu phải mở.
  • Trong trường hợp khẩn cấp, thời gian thoát khỏi máy bay sẽ được tính bằng giây. Nếu tấm che cửa sổ được mở, phi hành đoàn có thể quan sát điều kiện bên ngoài và điều này giúp họ lên kế hoạch sơ tán, chẳng hạn như phải sử dụng cửa thoát hiểm nào.
  • Trong các chuyến bay ban ngày, việc mở cửa sổ và mở tối đa ánh sáng trong cabin sẽ giúp mắt người làm quen với ánh sáng tốt hơn. Điều này có nghĩa nếu có điều gì bất thường và hành khách cần phải được sơ tán nhanh chóng thì độ tương phản ánh sáng sẽ không bị thay đổi đột ngột và hành khách không bị ảnh hưởng đến thị lực.
  • Vào ban đêm, tấm che cửa sổ được mở, ánh sáng trong cabin được giảm xuống giúp các nhân viên cứu hộ dưới mặt đất có thể quan sát những gì xảy ra bên trong cabin dễ dàng từ bên ngoài.
  • Hành khách được yêu cầu mở tấm che cửa sổ trước khi cất/hạ cánh bởi đây là những giai đoạn quan trọng trong mỗi chuyến bay và hầu hết các tai nạn hàng không đều xảy ra trong giai đoạn này.

Tại sao phải dựng thẳng lưng ghế, gập bàn ăn và thắt dây an toàn?

Có 2 lý do chính rất đơn giản khi bạn được yêu cầu dựng thẳng lưng ghế. Thứ nhất, khi bạn dựng thẳng ghế, vị trí ghế được khóa lại và ngược lại, khi bạn ngã lưng ghế ra phía sau, vị trí ghế không được khóa. Đây là cơ chế hoạt động của mọi ghế trên máy bay và bạn cũng đã quá quen thuộc với việc phải bấm nút trên chỗ để tay để nhả khóa và ngã lưng ghế ra sau. Trong trường hợp khẩn cấp, một chiếc ghế không được khóa cố định sẽ chịu nhiều lực tác động hơn và lưng ghế bật về phía trước sẽ gây nguy hiểm cho chính người ngồi trên ghế cũng như người ngồi phía sau.

Thứ 2, người ngồi đằng sau chiếc ghế không được dựng thẳng lưng sẽ không thể có được tư thế trụ vững nhất trong trường hợp va chạm. Có rất nhiều cách để chống trụ cơ thể khi máy bay gặp va chạm và vào cuối những năm 1980, FAA cũng đã nghiên cứu nhiều phương pháp để hành khách chuẩn bị tư thế đón nhận va chạm. Trước khi một chiếc máy bay dân dụng được chứng nhận, nhà sản xuất phải chứng minh rằng nó có thể cho phép hành khách sơ tán nhanh chóng. Vì lý do này, phần 121.311(d) luật hàng không liên bang Mỹ yêu cầu lưng ghế trên máy bay phải có cơ chế khóa an toàn.

Về chiếc bàn ăn, có 2 lý do đơn giản buộc bạn phải gập gọn nó lại khi máy bay cất/hạ cánh. Thứ nhất, bàn ăn được gập gọn sẽ tạo khoảng trống, giúp bạn cũng như người ngồi cạnh sơ tán nhanh hơn trong trường hợp khẩn cấp. Thứ 2, khi va chạm xảy ra, nếu bạn không thắt chặt dây an toàn, cơ thể bạn có thể trượt về phía trước, đập vào bàn ăn và các cơ quan nội tạng có thể bị tổn thương.

Về phần dây an toàn thì chức năng của nó chúng ta đều đã biết. Dây an toàn giúp giữ cố định cơ thể với ghế và giảm thiểu chấn thương khi máy bay bị dằn xóc hay va chạm. Hành khách có thể được tháo dây an toàn khi máy bay đã đạt độ cao ổn định nhưng bắt buộc phải cài dây trong quá trình cất/hạ cánh và mỗi khi đèn hiệu cài dây an toàn được bật sáng.

Một số hành khách thường xem thường yêu cầu này và bản thân mình từng chứng kiến một trường hợp suýt tai nạn do không cài dây an toàn. Trong một lần đi máy bay về Đà Nẵng, mặc dù máy bay đã đạt độ cao ổn định nhưng đèn hiệu cài dây vẫn bật sáng. Có một hành khách nữ cần sử dụng WC nhưng tiếp viên không cho phép rời ghế và yêu cầu vẫn cài dây do đèn hiệu này chưa được tắt đi. Tiếp viên nhiệt tình giải thích rằng mặc dù đã đạt độ cao nhưng cơ trưởng vẫn chưa tắt đèn báo hiệu cài dây an toàn do khả năng máy bay sẽ đi vào vùng thời tiết xấu. Chị đó đã phớt lờ lời cảnh báo, không cài dây an toàn và kết quả là máy bay xóc mạnh khi bay vào vùng nhiễu động khí khiến chị này suýt chút nữa là ngã ra khỏi ghế. Các bạn hẳn cũng từng gặp phải tình huống tương tự khi đi máy bay và lời khuyên chân thành là các bạn nên cài dây mỗi khi đèn báo bật sáng đề phòng tai nạn đáng tiếc.

Theo Tinh Tế

Google sắp “nhìn” được như con người

Một nhóm các nhà khoa học của Google đã phát triển một thuật toán dò tìm và nhận dạng vật thể tiên tiến có tên là GoogLeNet, với hiệu quả cao gấp đôi so với các thuật toán trước đó.

Phần mềm này hoạt động chính xác tới mức có thể định vị và phân biệt được những đối tượng có kích thước khác nhau trong cùng một bức ảnh. Nó cũng có thể xác định được vật thể nằm bên trong hoặc phía trên một vật thể khác (như chú chó đội mũ trong ảnh).

Google đã cho phép các nhà phát triển khác truy cập vào phần mềm này để giúp hãng tăng độ chính xác của nó. Và trong tương lai, công nghệ này có thể được dùng để cải thiện cỗ máy tìm kiếm bằng hình ảnh – Google Image. Nó cũng có thể được dùng để xóa những vật thể hoặc hình dạng nhất định trong các video trên Youtube.

Phần mềm này vừa giành được vị trí quán quân tại cuộc thi Nhận dạng Hình ảnh Quy mô lớn của ImageNet (ILSVRC). Cuộc thi này được lập ra để kiểm chứng khả năng của các phần mềm nhận diện ảnh, về mặt định vị cũng như nhận diện vật thể của chúng.

Cuộc thi ILSVRC có ba phần, bao gồm phân loại vật thể, phân loại kèm định vị, và cuối cùng là phát hiện vật thể:

  • Phần thi phân loại vật thể đánh giá khả năng dán nhãn chính xác cho các vật thể trong bức ảnh của thuật toán.
  • Phần thi thứ hai đánh giá khả năng tìm kiếm và dán nhãn chính xác cho các vật thể trong bức ảnh của thuật toán.
  • Phần thi cuối cùng cũng tương tự như hai phần trước, nhưng với các tiêu chí đánh giá khắt khe hơn.

Và để tăng thêm độ khó, cuộc thi này đã sử dụng những bức ảnh có các vật thể nhỏ, rất khó để phân biệt và định vị kể cả đối với mắt người.

Để đạt được điểm cao trong cuộc thi, các thuật toán sẽ phải có khả năng miêu tả một bức ảnh phức tạp bằng cách nhận diện và định vị chính xác tất cả các vật thể có trong bức ảnh đó. Trong cuộc thi năm nay, đội GoogLeNet đã tăng gấp đôi điểm số mà họ kiếm được ở năm trước.

Thuật toán này được lập nên bởi hai thực tập sinh của Google là Wei Liu và Scott Reed, cùng với các nhà khoa học của hãng là Yangqing Jia, Pierre Sermanet, Scott Reed, Drago Anguelov, Dumitru Erhan, Andrew Rabinovich, và kỹ sư phần mềm Christian Szegedy.

Các lớp và cấu trúc của thuật toán được dựa theo quy tắc Hebb và tính quy mô bất biến (các vật thể không thay đổi kể cả nếu chúng có tăng lên về kích thước). Ví dụ, việc phóng to hay thu nhỏ hình ảnh của một vật thể sẽ không làm thay đổi hình dạng hoặc tính cân đối của nó. Điều này giúp cho phần mềm có thể phân biệt được hình dạng và kích thước của các vật thể khác nhau, bất kể là nó nhỏ đến đâu, đồng thời sẽ có khả năng nhận ra chúng trong tương lai.

Kỹ sư phần mềm Christian Szegedy kết luận: "Những tiến bộ công nghệ này sẽ cải thiện khả năng nhận diện hình ảnh của máy tính, và những kết quả thu được sẽ được áp dụng trực tiếp vào các sản phẩm của Google như công cụ tìm kiếm bằng hình ảnh, YouTube, xe tự hành…".

Theo VietNamNet

22 tháng 9, 2014

Tác hại của tăm bông mà chúng ta không biết

Nhiều người ngỡ tăm bông giúp lôi sạch ráy tai và các chất bẩn, ngoáy thường xuyên cũng khiến thấy khoan khoái. Sự thật đó là thói quen xấu.

Dưới đây là lý do bạn không nên sử dụng tăm bông để làm sạch tai.

Tai của bạn có thể tự làm sạch

Không giống như hầu hết các bộ phận khác của cơ thể, đôi tai không cần phải được làm sạch. Tai là một cơ quan có thể tự làm sạch, vì vậy nó sẽ chăm sóc chính mình. Có câu rằng: bạn không thể cho những gì nhỏ hơn khuỷu tay vào bên trong tai, và bác sĩ cũng đã xác nhận rằng đây là sự thật. Ngoài tăm bông, người ta đưa tất cả mọi thứ vào trong để làm sạch tai như tóc, chìa khóa, kẹp giấy, bút mực và bút chì. Tất cả những thứ đó đều có khả năng làm tổn thương nghiêm trọng đến đôi tai.

Tác hại của tăm bông mà chúng ta không biết
Ảnh: healthmeup

Ráy tai không xấu như bạn nghĩ

Mọi người cảm thấy hợp lý khi sử dụng tăm bông để lôi ráy tai ra ngoài, bởi vì họ nghĩ rằng đó là chất bẩn. Thực sự ráy tai rất tốt vì nó giúp bảo vệ phần bên trong tai, nhờ đặc tính kháng khuẩn và giúp nước trượt ra khỏi ống tai một cách dễ dàng.

Ráy tai tự thoát ra bên ngoài cùng với vi khuẩn và tế bào da chết. Mỗi khi bạn tắm, nước làm ráy tay bong ra một ít, giúp nó thoát ra ngoài theo cách của riêng mình. Thậm chí khi bạn nói chuyện, nhai hoặc di chuyển hàm cũng là một cách để làm ráy tai bong ra. Trong một số trường hợp, một người có quá nhiều ráy tai sẽ ảnh hưởng đến thính giác và làm cho họ đau đớn. Điều này có thể dễ dàng giải quyết bằng việc đến gặp một bác sĩ tai mũi họng - người giúp lấy ráy tai của bạn ra một cách nhanh chóng và không đau.

Tăm bông làm hại đôi tai

Mỗi khi đẩy tăm bông vào tai, bạn không chỉ mang vi trùng mới vào tai của mình mà còn đẩy một số ráy tai vào bên trong. Đây là những ráy tai đang trên đường đi ra, nhưng bằng cách ngoáy, bạn lại đẩy nó vào trong khiến bụi bẩn và vi khuẩn cùng với ráy mặc kẹt lại bên trong.

Hơn nữa, màng nhĩ của bạn là một màng mỏng cực kỳ tinh vi ở phần cuối của ống tai. Khi hăng hái ngoáy, bạn có nguy cơ vô tình đâm vào màng nhĩ và làm vỡ nó. Màng nhĩ có thể vỡ với ngay cả với áp lực nhỏ của một que bông gòn, gây cho bạn rất nhiều đau đớn và thậm chí mất thính giác. Màng nhĩ bị vỡ cuối cùng có thể lành lại, nhưng phải mất thời gian và gây cho bạn rất nhiều đau đớn.

Theo Vnexpress

Vòng tròn bí ẩn xuất hiện ở Anh

Vòng xoắn ốc kỳ lạ này được phát hiện tại một vùng nông thôn nước Anh qua ảnh chụp vệ tinh.

Vòng xoắn ốc bí ẩn có chiều dài khoảng 30m, được khắc trên mặt đất gần Coventry, nước Anh. Theo thông tin từ tờ báo địa phương, vòng tròn này được một nhà sử học phát hiện khi đang nghiên cứu về huyền thoại của các hiệp sĩ đền Thánh.

Vòng tròn bí ẩn xuất hiện ở Anh
Vòng xoắn ốc kỳ lạ mới được phát hiện tại vùng nông thôn nước Anh

Nhà sử học Chris McCaulay cho biết: "Tôi tình cờ phát hiện ra vòng tròn bí ẩn này khi đang cố tìm nơi hội họp của các hiệp sĩ đền Thánh, gần khu vực đền Balsall. Tôi nhìn vào bản đồ và một thứ gì đó thật đặc biệt, giống như một hình xoắc ốc vậy".

Vòng tròn bí ẩn xuất hiện ở Anh
Khoảng cách giữa hai vòng tròn kỳ lạ là 800m

Theo nhà sử học Chris McCaulay, ông chưa thấy báo cáo nào về vòng xoắn ốc này. Đây có thể là phát hiện về một di tích chấn động ngành sử học. Chris đã tìm kiếm trên internet để có thêm thông tin và tìm thấy một vòng tròn tương tự chỉ cách đó 800m, được phát hiện năm 2011.

Vòng tròn bí ẩn xuất hiện ở Anh
Vòng tròn kỳ lạ được phát hiện năm 2011

Năm 2011, một vòng tròn bên trong có hình ngôi sao 8 cánh và 16 cánh đã xuất hiện ở một cánh đồng. Ở giữa vòng tròn này là ký hiệu của hình mặt trời với các kim tự tháp bảo vệ xung quanh.

Vòng tròn xoắn ốc mới được phát hiện nằm trong khu vực do các hiệp sĩ đền Thánh xây dựng. Theo nghiên cứu, các hiệp sĩ đền Thánh đã thành lập một thái ấp nhỏ ở khu đền Balsall, gần Balsall Common, cách đây 1000 năm. Hiện tại, khu vực gần các vòng tròn đã được cảnh sát phong tỏa để bảo vệ.

Theo Mask, Mirror

20 tháng 9, 2014

Những phát minh nhận giải Ig nobel 2014

Sử dụng phân của trẻ sơ sinh để làm xúc xích, thịt lợn giúp ngăn chặn chảy máu cam... là những nghiên cứu được nhận giải Ig Nobel lần này.

Tại sảnh đường trường ĐH Harvard (Mỹ), Ig Nobel lần thứ 24 năm nay vẫn tiếp tục truyền thống trao giải cho những thành tựu khoa học theo tiêu chí "đầu tiên làm con người cười, sau đó làm họ suy nghĩ".

Nhiều nhà khoa học cảm thấy vô cùng thích thú trước lễ trao giải Ig Nobel - giải thưởng "nhái" lại giải Nobel danh giá. Buổi lễ trao giải này giống hệt Nobel, vinh danh đầy đủ thành tựu về các lĩnh vực khoa học và nghiên cứu. Chỉ khác là, Ig Nobel thiên về những phát hiện hài hước, gây bất ngờ tới mức... nhảm nhí.

Dưới đây là 10 giải thưởng Ig Nobel được trao trong năm 2014 này.

Ig Nobel Thần kinh học: lý giải vì sao nhiều người nhìn thấy Chúa Jesus trên bánh mì nướng

Những phát minh nhận giải Ig nobel 2014

Giải này được trao cho nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đăng trên tạp chí Cortex tháng 4/2014. Theo đó, họ đã tiến hành chụp fRMI não của các tình nguyện viên khi được xem các khuôn mặt khác nhau.

Kết quả thu được chứng minh rằng: con người có xu hướng nhìn theo kỳ vọng, nghĩa là ta sẽ nhìn thấy những gì ta muốn thấy. Khi nhìn thấy một hình thù không rõ ràng, não bộ kích thích hoạt động của một vùng thần kinh đặc biệt, cho phép ta tưởng tượng ra điều mà ta muốn nhìn thấy. Đó là lý do rất nhiều người luôn cho rằng họ nhìn thấy Chúa Jesus hay Đức mẹ Maria trên… mặt bánh mì nướng.

Ig Nobel Tâm lý học: cú đêm có xu hướng thích… tự sướng

Những phát minh nhận giải Ig nobel 2014

Giải Ig Nobel thuộc hạng mục này được trao cho Peter K.Jonason, Amy Jones và Minna Lyons vì tìm ra một đặc điểm tính cách đặc biệt của các cú đêm.

Theo đó, trong nghiên cứu của họ được đăng vào năm 2013 trên tờ Personality and Individual Differences, những người thức khuya có xu hướng dễ bị tâm thần hơn so với người thích dậy sớm. Ngoài ra, họ thường tự ngưỡng mộ và luôn yêu bản thân mình quá mức hơn so với những người hay dậy sớm.

Ig Nobel Y tế công cộng: nuôi mèo rất nguy hiểm

Những phát minh nhận giải Ig nobel 2014

Tại hạng mục Y tế công cộng, Jaroslav Flegr, Jan Havlicek và các đồng sự được trao giải Ig Nobel với nghiên cứu về tác hại của việc nuôi mèo. Công trình này được công bố năm 2013 trên tạp chí trực tuyến PLOS ONE.

Theo đó, các nhà nghiên cứu trên phát hiện ra việc bị mèo cắn có thể gây nên tình trạng trầm cảm ở con người. Ngoài ra, lông mèo có chứa một kí sinh trùng đáng sợ có tên Toxoplasma gondii. Nếu bị nhiễm kí sinh trùng này, chúng sẽ xâm nhập vào não và gây nên biến đổi trong trung ương thần kinh của vật chủ, dẫn tới các rối loạn tâm thần và các bệnh lý khác.

Ig Nobel Sinh học: Phát hiện chó "giải quyết nỗi buồn" theo từ trường Trái đất

Vlastimil Hart, Petra Novakova và các cộng sự đã được vinh danh tại hạng mục Ig Nobel về sinh học sau khi phát hiện ra một hành động vô cùng kì lạ chỉ thấy ở loài chó. Cụ thể, loài này khi "giải quyết nỗi buồn" thường quay mặt về cực Bắc và hướng vòng ba của mình về cực Nam theo đúng trục của từ trường Trái đất.

Phát hiện này được kiểm chứng sau khi các chuyên gia tiến hành thử nghiệm trên 37 giống chó khác nhau. Kết quả là 100% đều có thói quen như vậy. Tuy nhiên cho tới nay, vẫn chưa có nhà khoa học nào lý giải cơ chế giúp chó nhận biết được hướng từ trường để… đi vệ sinh cho đúng.

Ig Nobel Nghệ thuật: Nhìn một bức tranh xấu xí khiến con người… đau

Những phát minh nhận giải Ig nobel 2014

Marina de Tommaso, Michele Sardaro và các đồng nghiệp của mình đã nhận được giải Ig Nobel trong lĩnh vực nghệ thuật với việc chứng minh nghệ thuật xấu xí có thể làm đau con người.

Trong nghiên cứu của mình, các chuyên gia đã tiến hành đo mức độ đau của các tình nguyện viên khi chiếu laser vào bàn tay họ trong lúc ngắm các bức tranh khác nhau. Sau thí nghiệm, họ nhận thấy rằng: các tình nguyện viên cảm thấy đau hơn khi nhìn những tác phẩm xấu xí so với các tác phẩm đẹp đẽ.

Ig Nobel Vật lý: phát minh đi trên vỏ chuối

Những phát minh nhận giải Ig nobel 2014

Giải Ig Nobel Vật lý đã thuộc về nhóm các chuyên gia Nhật Bản Kiyoshi Mabuchi, Kensei Tanaka, Daichi Uchijima và Rina Sakai. Nghiên cứu đạt giải của họ được đăng trên tờ Tribology năm 2012.

Theo đó, nhóm chuyên gia trên đã tiến hành thử nghiệm đặt 12 vỏ chuối khác nhau dưới sàn rồi cho tình nguyện viên đi giày lên trên bề mặt đó. Sau thí nghiệm, họ tính toán và thu được kết quả: ma sát giữa giầy và vỏ chuối chỉ bằng 20% so với ma sát giữa giày với sàn thông thường.

Với kết quả trên, nhóm chuyên gia đã ví sàn "vỏ chuối" cũng tương tự như bề mặt tuyết với hệ số ma sát rất nhỏ. Trong tương lai, nghiên cứu này có thể mở ra một công nghệ sản xuất vật liệu bề mặt mới.

Ig Nobel Kinh tế: ý tưởng phát triển nền kinh tế từ việc thu hồi vốn kinh doanh

Những phát minh nhận giải Ig nobel 2014

Các nhà khoa học Ý được vinh danh trong hạng mục Ig Nobel Kinh tế trong việc sáng tạo nhằm thúc đẩy nền kinh tế của các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu.

Theo đó, ý tưởng này được thực hiện bằng cách thu hồi vốn kinh doanh từ dịch vụ mại dâm, buôn bán ma túy, buôn lậu hay các giao dịch tài chính bất hợp pháp khác.

Ig Nobel Y tế: Sử dụng thịt lợn để ngăn chặn chảy máu cam

Những phát minh nhận giải Ig nobel 2014

Nhóm các nhà khoa học đến từ Hoa Kỳ, Ấn Độ đã được trao giải thưởng Ig Nobel Y học cho phát kiến sử dụng thịt lợn để ngăn việc chảy máu cam.

Theo đó, các chuyên gia nhận thấy thịt heo có tác dụng tốt trong việc kiểm soát và ngăn chặn không cho máu cam bị chảy ra ngoài.

Để rút ra được kết quả này, các chuyên gia đã tiến hành thử nghiệm với một cậu bé 4 tuổi hay bị mắc chứng chảy máu cam. Và đương nhiên, miếng thịt lợn được cuộn nhỏ, đưa vào trong mũi đã giảm thiểu hiện tượng này.

Ig Nobel Khoa học Bắc Cực: thử nghiệm cách tuần lộc phản ứng với con người khi cải trang thành gấu Bắc Cực

Những phát minh nhận giải Ig nobel 2014

Với ý tưởng thử nghiệm mối tương tác giữa những chú tuần lộc với con người khi được cải trang thành gấu Bắc Cực, hai nhà khoa học Eigil Reimers và Sindre Eftestol được vinh danh ở hạng mục Khoa học Bắc Cực.

Sau khi cải trang thành gấu Bắc Cực, các chuyên gia đã nhận thấy ngay cả gấu Bắc Cực cũng ăn thịt cả đồng loại của mình.

Ig Nobel Dinh dưỡng: sử dụng vi sinh vật từ phân của trẻ sơ sinh để chế tạo xúc xích

Những phát minh nhận giải Ig nobel 2014

Nhà khoa học Raquel Rubio, Anna Jofra, Belen Martin, Teresa Aymerich và Margarita Garriga đã được vinh danh với nghiên cứu sử dụng vi sinh vật trong phân của trẻ sơ sinh 1- 6 tháng tuổi để chế tạo ra những thanh xúc xích.

Theo đó, các chuyên gia cho rằng, Lactobacillus gasseri và Enterococcus faecalis đóng vai trò quan trọng trong quá trình lên men nhiều thực phẩm, đặc biệt là xúc xích. Chúng có tác dụng tăng hương vị, màu sắc và độ an toàn cho xúc xích. Do đó, chúng ta không nên lãng phí một nguồn tài nguyên quý giá, có ý nghĩa trong chế biến thực phẩm như vậy.

Theo Mask, Livescience, HuffingtonPost

17 tháng 9, 2014

Tìm hiểu cơ chế tự tái tạo xương ngay trong cơ thể

Các chuyên gia cho rằng, việc xương sườn có thể tự tái sinh mở ra hi vọng mới cho việc tái tạo toàn bộ xương trong cơ thể người.

Mặc dù chúng ta không có quyền hạn tái sinh trong chớp mắt như một siêu anh hùng nhưng nghiên cứu mới đây đã chỉ ra, cơ thể chúng ta có khả năng tự tái tạo cơ thể ở một phần nhỏ, mở ra hi vọng mới cho việc tái tạo toàn bộ xương trong cơ thể người.

Tìm hiểu cơ chế tự tái tạo xương ngay trong cơ thể

Kết luận này được đưa ra sau khi các nhà nghiên cứu tế bào gốc nhận thấy khả năng mọc lại một phần xương sườn ở chuột. Theo đó, chiếc xương sườn được loại bỏ có thể tự mọc lại trong vòng vài tháng.

Sử dụng hình ảnh CT, nhóm nghiên cứu tế bào gốc USC đã theo dõi việc "hồi sinh" của một chiếc xương sườn ở con người được loại bỏ một phần trước đó. Chiếc xương sườn bị thiếu hụt 8cm và 1cm phần sụn đã mọc trở lại sau 6 tháng.

Tìm hiểu cơ chế tự tái tạo xương ngay trong cơ thể

Để hiểu rõ hơn quá trình này, các chuyên gia đã loại bỏ 3 - 5mm phần sụn sườn ở động vật có vú như chuột. Khi cắt bỏ hai sụn xương sườn và loại bỏ mô mỏng xung quanh sụn - perichondrium, các chuyên gia dự đoán để tái tạo được những phần này sẽ mất khoảng 9 tháng.

Tuy nhiên, khi loại bọ sụn sườn bên trái nhưng để lại perichondrium, các chuyên gia nhận thấy, phần này sẽ hoàn toàn được sửa chữa trong vòng 1 - 2 tháng.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy perichondrium có khả năng sản xuất sụn ngay cả khi bị tách biệt khỏi xương sườn hay đặt vào vị trí các mô khác gần đó. Điều này cho thấy, perichondrium chứa tế bào gốc và có thể tự tái tạo.

Tìm hiểu cơ chế tự tái tạo xương ngay trong cơ thể

Ông Francesca Mariani - tham gia nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi tin rằng, sự phát triển của mô hình này ở chuột đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu sửa chữa, tái tạo xương ở con người.

Qua những nghiên cứu đầu tiên này, chúng tôi hi vọng sẽ có thể phát triển và hiểu hơn được tính năng của perichondrium bao quanh xương sườn, từ đó có thể mở ra cơ hội để tái sinh được nhiều phần xương khác trong cơ thể. Tham vọng của chúng tôi là sẽ nghiên cứu để có thể tái sinh toàn bộ phần xương khác trên cơ thể con người".

Theo Maskonline, Daily Mail