Kể từ khi Google gia nhập thị trường các thiết bị đeo tay thông minh với việc giới thiệu nền tảng Android Wear đã có hai sản phẩm chạy nền tảng này được tung ra thị trường là LG G Watch và Samsung Gear Live. Cả hai sản phẩm đều mang đến nhiều tính năng tốt.
Tuy nhiên, về phía người dùng có nên mua các thiết bị trên nền tảng này hay không? Những thông tin cung cấp dưới đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời.
Chỉ dành cho điện thoại Android
Smartwatch Android Gear được thiết kế để làm việc và đồng bộ tốt với điện thoại Android nhưng nếu bạn đang sở hữu chiếc điện thoại iPhone, Windows hoặc bất cứ hệ điều hành khác, thiết bị sẽ không hỗ trợ.
Chạy cùng một phần mềm
Thiết kế của các smartwatch có thể thay đổi tùy theo từng nhà sản xuất khác nhau, nhưng tất cả chúng đều chạy chung phần mềm Android Wear của Google, nghĩa là sẽ cùng có một giao diện, thẻ thông báo Google Now, menu và các tính năng giọng nói.
Gần như cùng cấu hình
LG G Watch và Samsung Gear Live, những smartwatch chạy Android Wear đầu tiên, đều có bộ vi xử lý, dung lượng lưu trữ, bộ nhớ RAM, loại màn hình hiển thị và khả năng pin là tương tự nhau. Khác biệt nhỏ ở đây là về độ phân giải màn hình và cách bố trí các dock sạc, USB.
Cần điện thoại Android chạy 4.3 trở lên để kết nối
Bạn sẽ cần một điện thoại Android chạy Android 4.3 trở lên khi đồng bộ với đồng hồ Android Wear khi chạy các ứng dụng và hiển thị thông báo. Thiết bị có thể làm việc khi offline nhưng các tính năng sẽ bị hạn chế đi khá nhiều.
Điều khiển thông qua giọng nói
Các thông báo và tin nhắn sẽ được nhận tự động nhưng để trả lời bạn sẽ cần vào menu hoặc nói trực tiếp do không có bàn phím trên màn hình Android Wear. Khả năng nhận dạng giọng nói của Google hoạt động tốt nhưng không phải lúc nào nó cũng có thể hiểu tất cả mọi thứ, đặc biệt là trong không gian ồn ào.
Các thẻ Google Now khá rối rắm
Android Wear có nhiều loại thẻ và các thông tin hiển thị như theo mặc định. Đôi khi bạn sẽ nhận được tin nhắn hiện tại, lần khác bạn sẽ nhận được các thẻ gợi ý về đi lại, mặt hàng để bán hoặc ngày sinh nhật của bạn bè.
Trả lời cuộc gọi điện thoại thông qua microphone
Nếu có cuộc gọi điện thoại đến, bạn có thể đóng hộp thoại và sau đó giao tiếp bằng văn bản thông qua việc sử dụng micro để ghi lại những gì bạn đang nói. Hoặc có thể trả lời cuộc gọi thông qua kết nối tới điện thoại để trả lời. Bạn vẫn sẽ cần tai nghe hoặc phải giữ điện thoại để nói chuyện.
Hình dáng tròn và vuông
Các smartwatch Android Wear đầu tiên là hình vuông, còn về hình tròn bạn có thể phải chờ đợi Moto 360 ra mắt vào thời gian tới.
Cài ứng dụng từ điện thoại
Có ít nhất vài chục ứng dụng chạy trên Android Wear. Chúng cài đặt tự động trên Android Wear nếu bạn đã có sẵn ứng dụng trên điện thoại và đã cập nhật thông qua Google Play. Các ứng dụng này sẽ khởi động khi cần thiết hoặc thông qua trình đơn phụ "start" của đồng hồ.
Thời lượng pin khá yếu
Ở thiết lập mặc định cơ bản, hai smartwatch đầu tiên hoạt động được khoảng một ngày trước khi cần sạc lại. Có nghĩa là bạn sẽ phải thường xuyên sạc thiết bị như điện thoại. Để khắc phục điều này, bạn sẽ cần chỉnh các thiết lập màn hình, độ sáng và hạn chế thông báo cần giúp đỡ...
Các mẫu smartwatch khác đang được phát triển
Hiện mới chỉ có hai smartwatch Android Wear đầu tiên là LG G Watch và Samsung Gear Live. Moto 360 đã được công bố và dự kiến sẽ đến lên kệ trong thời gian gần. Các mẫu còn lại đến từ HTC, Asus và Fossil đang được phát triển. Khi đó sẽ có nhiều lựa chọn cho người dùng.
Cuối cùng, bạn có nên mua ngay?
Câu trả lời là chưa nên. Hãy chờ đợi thêm một thời gian nữa khi mà các tính năng trên smartwatch sẽ được hoàn thiện và phát triển tốt hơn. Đồng thời nhiều mẫu mới của các nhà sản xuất khác sẽ được tung ra, khi đó chắc chán giá thành để sở hữu một smartwatch Android Wear sẽ cạnh tranh hơn rất nhiều.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét