CO2
Muỗi bị thu hút bởi CO2, nhiệt... tỏa ra từ da người.
Các bài viết hay tổng hợp từ nhiều nguồn. Những thủ thuật, những câu chuyện lãng mạn, đến những bài trắc nghiệm vui vui của tuổi-đang-bắt-đầu-yêu
Trang Safer Phone Zone của Tổ chức phi lợi nhuận Vì sức khỏe môi trường (Environmental Health Trust – EHT) của Mỹ vừa đăng tải 10 cách thức giúp làm giảm nguy cơ gây ung thư từ điện thoại di động.
Hộp sọ của trẻ em mỏng hơn so với người lớn; bộ não của các bé vẫn đang phát triển. Do đó, bức xạ từ điện thoại di động sẽ có thể thâm nhập sâu hơn, tác động mạnh hơn vào bộ não các em.
Tuyệt đối không để điện thoại gần trẻ em
Khi đang nói chuyện điện thoại, hãy cố để điện thoại càng xa càng tốt (ví dụ bằng cách bật loa ngoài). Biên độ của trường điện từ (bức xạ) sẽ giảm đến 4 lần nếu để cách xa khoảng 5 cm và gấp 50 lần nếu cách khoảng 1m.
Tránh sử dụng điện thoại di động khi tín hiệu đang yếu hoặc khi bạn đang di chuyển với tốc độ cao như đang đi xe ô tô hoặc đi tàu, vì cường độ sóng sẽ tự động tăng tới mức tối đa khi điện thoại phải liên tục kết nối với một ăng-ten chuyển tiếp mới.
Không cầm theo điện thoại di động mọi lúc mọi nơi. Không để điện thoại gần bạn vào ban đêm như dưới gối hay trên bàn cạnh giường ngủ, đặc biệt là với phụ nữ có thai. Nếu không, bạn hãy để chế độ bay hoặc tắt sóng di động.
Không nên cầm điện thoại di động mọi lúc mọi nơi
Khi cầm điện thoại, bạn hãy luôn nhớ để mặt có bàn phím hướng về phía mình và đầu điện thoại hướng ra bên ngoài để sóng điện thoại không chiếu qua bạn.
Bạn chỉ nên sử dụng điện thoại di động trong vài phút vì những tác động sinh học có liên quan trực tiếp tới thời gian tiếp xúc. Nếu bạn phải nói chuyện lâu hơn thì hãy sử dụng điện thoại cố định thay vì điện thoại di động.
Hãy chuyển vị trí của điện thoại thường xuyên khi đang nói chuyện để sóng điện từ không tập trung vào một điểm duy nhất trên cơ thể bạn. Khi gọi cho ai đó, hãy để họ bắt máy trước khi đưa điện thoại tới tai nghe. Việc này sẽ giúp làm giảm lực của trường điện từ phát ra gần tai của bạn và cả thời gian bạn phải tiếp xúc với nó.
Nếu có thể, bạn hãy chịu khó nhắn tin thay vì gọi.
Tránh sử dụng điện thoại di động ở những nơi công cộng như xe buýt để hạn chế tác động của trường điện từ đến mọi người xung quanh.
Hãy chọn điện thoại có chỉ số SAR (Tỷ Lệ Hấp Thụ Riêng) thấp nhất. SAR là đơn vị đo mức năng lượng điện từ được hấp thụ bởi cơ thể khi sử dụng điện thoại di động.
Bạn có thể tra cứu SAR của các loại điện thoại bằng cách tìm kiếm "sar ratings cell phones" trên mạng internet.
Bạn có cảm thấy "vỡ" ra điều gì sau khi xem những bức hình động này không?
>>> Video: Tự làm những thí nghiệm khoa học độc đáo
Cách để tạo ra lửa từ đá lửa và ống thép.
Điều gì sẽ xảy ra khi một quả bóng nước đang rơi bị vỡ?
Quá trình trưởng thành của một quả dâu tây.
Không phải thứ gì cũng giống như bạn nghĩ.
Lò xo sẽ chỉ rơi xuống khi phần đầu và đáy của nó chạm vào nhau.
Với một đoạn dây đồng, một cục pin và nam châm, bạn có thể làm ra một chiếc rô-tơ đơn giản. Hãy đặt cục pin lên trên cục nam châm và uốn cuộn dây đồng như trong hình.
Đây là lý do số pi liên quan tới chu vi của vòng tròn.
Định lý Pythagore (a2 + b2 = c2)
Cách các đám mây di chuyển trên sao Mộc.
Cách phát triển của loài nấm và phát tán các bào tử của nó.
Lực đẩy (Bình nước bị đẩy về phía trước vì vật chất bên trong nó bị đẩy ra ngoài).
Cách nòng nọc phát triển thành ếch.
Cách các lớp băng giá bao phủ trái đất thay đổi theo mùa.
Cách mà khuôn mặt của một em bé được tạo ra ở bên trong bụng mẹ.
Sau một bữa ăn lớn, bạn sẽ cảm thấy đầy bụng. Mặc dù cảm giác này sẽ dần mất đi nhưng trước khi mất đi, nó khiến bạn vô cùng khó chịu, tâm trạng bất ổn.
Mặc dù cũng làm cho bụng bạn to hơn những chướng bụng không giống như tình trạng béo bụng bình thường. Đây chỉ là tình trạng tạm thời, xảy ra khi bạn ăn quá no, hoạt động tiêu hóa kém dẫn đến tích lũy chất lỏng hoặc khí trong bụng. Cơ thể hoàn toàn có thể tự xử lý được tình trạng này nhưng để sự chướng bụng nhanh chóng biến mất, bạn cần lưu ý một số thực phẩm nên và không nên ăn.
Bạn nên chọn những thực phẩm giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn. (Ảnh minh họa)
Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên ăn khi bị đầy hoặc chướng bụng:
Bạn nên chọn những thực phẩm giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn, kết hợp với vận động nhẹ nhàng, tình trạng đầy bụng, chướng bụng sẽ biến mất nhanh hơn.
- Sữa chua: Đây là một trong các loại thực phẩm tốt nhất nên ăn khi đầy bụng. Các vi khuẩn tốt trong sữa chua sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giảm sự tích lũy chất lỏng hoặc khí trong dạ dày, từ đó, giảm sự đầy bụng. Sữa chua là lựa chọn tốt nhất trong trường hợp này và nếu muốn chọn hương vị sữa chua thì bạn chọn hương liệu tự nhiên như trái cây.
- Chuối: Một chế độ ăn uống nhiều natri cũng có thể khiến bạn đầy hơi, chướng bụng, khó chịu. Nếu không ăn sữa chua, bạn có thể chọn chuối để giải quyết tình trạng này. Hàm lượng kali phong phú trong chuối có thể giúp chống lại lượng natri và cân bằng môi trường dạ dày trong quá trình tiêu hóa. Duy trì một mức cân bằng natri-kali tốt là điều cần thiết để duy trì sự cân bằng nước, tránh hừa nước trong dạ dày dẫn đến chướng bụng.
Hàm lượng kali phong phú trong chuối có thể giúp chống lại lượng natri và cân bằng môi trường dạ dày. (Ảnh minh họa)
- Trà thảo dược: Các loại trà thảo dược có tác dụng chống co thắt, do đó nó được sử dụng như một trong số các loại thực phẩm giúp hạn chế đầy hơi. Trà thảo dược sẽ giúp thư giãn đường tiêu hóa và kích hoạt dạ dày để chống lại các cơn co thắt bình thường. Bạn có thể lựa chọn các loại trà như trà bạc hà, trà gừng, trà chanh... để giải quyết vấn đề của mình.
- Đu đủ: Đu đủ có chứa một chất màu trắng sữa được gọi là papain có tác dụng giúp giảm sự "cồng kềnh" do đầy bụng. Papain cũng được coi là có tác dụng nhuận tràng tốt, giúp đi tiêu tốt và làm giảm sự khó chịu do đầy bụng gây ra.
Papain trong đu đủ cũng được coi là có tác dụng nhuận tràng tốt, giúp đi tiêu tốt. (Ảnh minh họa)
Khi bị chướng bụng, bạn nên tránh các sản phẩm sữa, bắp cải, súp lơ, táo, đậu... vì chúng càng làm cho bạn đầy bụng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh những nhóm thực phẩm sau đây:
- Thức ăn nhiều muối: Thực phẩm nhiều natri khiến bạn dễ bị đầy hơi, vì vậy, nếu ăn thêm thức ăn nhiều muối, tình trạng đầy hơi sẽ càng tăng thêm.
Thực phẩm nhiều muối, chất béo hay khí carbon dioxide đều có thể làm cho tình trạng đầy bụng của bạn nặng nề hơn. (Ảnh minh họa)
- Thực phẩm chiên xào: Những thực phẩm chiên xào chứa hàm lượng chất béo cao, nên những đồ ăn này thường khó tiêu hóa, thời gian hấp thụ lâu hơn các đồ ăn khác, do đó có sự hình thành khí, tăng cảm giác khó chịu ở bụng.
- Đồ uống có ga: Đồ uống có ga có chứa rất nhiều khí carbon dioxide, vì thế loại đồ uống này làm bụng chướng lên. Khi vào dạ dày, các bong bóng chứa carbon dioxide vỡ ra, tích tụ ở dạ dày và ruột khiến chúng ta đầy bụng và ợ hơi liên tục.
Làm thế nào để chấm dứt tình trạng tê tay nhỉ?
Triệu chứng tê chân tay thường xuất hiện từ đầu ngón ở các tay, chân với cảm giác tê rần như bị châm chích. Cảm giác tê tăng dần, lan dần bàn tay, cổ tay, cánh tay và tương tự ở chi dưới. Khi gặp chứng bệnh này, đặc biệt là khi chúng xảy ra bất thường hoặc thường xuyên, chúng ta cần chú ý tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục sớm, tránh các biến chứng xấu có thể xảy ra.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các triệu chứng tê chân, tê tay. Tùy theo bệnh mà các triệu chứng này có thể kết hợp với các triệu chứng khác nhau. Một trong các nguyên nhân này là: Dinh dưỡng không đủ các sinh tố như B1, B12, folic acid. Bị tổn thương các thần kinh ngoại vi do bệnh tiểu đường. Ðôi khi đứng lâu quá, ngồi xổm, ngồi vắt chân lên nhau hay ở một số các tư thế làm máu khó lưu thông, bị ứ đọng, sinh ra acid lactic trong cơ, cũng có thể làm chân tay chỗ đó bị tê buốt.
Nếu là tê chân tay sinh lý thì nên vận động nhẹ nhàng chân tay, xoa bóp thư giãn các chi, vung vẩy tay chân, đi lại loanh quanh. Nếu triệu chứng tê bì chân tay kéo dài, thường xuyên xảy ra và tiến triển nặng hơn thì nên nghĩ tới các bệnh lý để tránh hiện tượng teo cơ, dẫn tới liệt.
Đây cũng có thể là triệu chứng của biến chứng thần kinh ngoại vi thường gặp ở bệnh đái tháo đường. Khi tổn thương thần kinh ngoại vi nặng do bệnh tiểu đường, bệnh nhân có thể bị teo cơ, liệt nhẹ. Do cảm giác ở bàn chân giảm, mức độ sừng hoá ở da tăng lên; có thể xuất hiện các ổ loét da giữa các vùng sừng hoá mà người bệnh không biết.
Để trở nên thông minh hơn không phải là điều dễ dàng xảy ra trong ngày một ngày hai. Thay vào đó, bạn phải xây dựng trí thông minh của mình hàng ngày thông qua những thói quen có chủ đích.
Sau đây là một số lời khuyên hữu ích dành cho câu hỏi "Tôi nên làm gì để trở nên thông minh hơn một chút qua mỗi ngày?" trên mạng trao đổi Quora.
Hãy nghĩ cách làm sao để giảm tình trạng cảm thấy túng thiếu, cách giải quyết một vấn đề hàng ngày mà bạn mắc phải, ý tưởng về những bộ phim hấp dẫn hay bất kỳ thứ gì. Đừng lo ngại rằng những ý tưởng sẽ thất bại, miễn là bạn đang khiến đầu óc mình hoạt độc và rèn luyện khả năng tư duy của mình. Thậm chí bạn có thể nghĩ tới ý tưởng to lớn hơ như khởi nghiệp hay viết sách.
Thói quen đọc báo sẽ giúp bạn trở nên nhận thức nhiều hơn về những điều quan trọng đang diễn ra khắp thế giới. Bạn sẽ học cách hình thành những ý kiến của riêng mình và kết nối những điểm tưởng chừng không có mối quan hệ với nhau.
Hãy nghĩ đến điều gì đó bạn vừa học được, tạo ra một ý kiến riêng biệt về nó mà chưa từng xuất hiện trong đầu bạn. Cố gắng tìm những bằng chứng bảo vệ quan điểm này và mở rộng ý tưởng rằng bằng chứng mới sẽ thay đổi ý kiến của bạn. Lặp lại nó hàng ngày, và bạn sẽ nhanh chóng có được những suy nghĩ sáng tạo tốt hơn so với trước.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn, thử đọc và đánh giá phần bình luận của các tờ báo. Chúng sẽ giúp bạn hiểu cách người khác hình thành những tranh luận và bày tỏ quan điểm của mình như thế nào.
Hãy đặt mục tiêu đọc 1 cuốn sách 1 tuần. Bạn luôn luôn có thể tìm ra những khoảng thoài gian ngắn để đọc, có thể trên đường đi làm hoặc trong lúc xếp hàng chờ. Trang Goodreads là cách thức tuyệt vời để lưu trữ tất cả những thứ bạn đọc cũng như là nơi bạn tìm được cộng đồng người yêu sách như mình.
Những cuốn tiểu thuyết là nơi tuyệt vời để bạn hiểu về đặc điểm cũng như tiếp cận được vấn đề dưới góc độ của người khác trong khi những cuốn sách phi tiểu thuyết lại là nguồn cung cấp những nội dung, chủ đề mới từ chính trị đến triết học.
Đôi khi, sẽ thú vị hơn nhiều khi theo dõi một chủ đề bạn yêu thích hơn so với việc đọc về nó và bạn có thể học được nhiều điều từ kinh nghiệm của những người khác.
Những nguồn video giáo dục bổ ích bạn có thể xem xét là Khan Academy, TED hoặc kênh Youtube SmarterEveryDay.
Hãy tạo thói quen như lướt Facebook với các nguồn như Quora, Stack Overflow, một vài blog đặc biệt hay bất kỳ nguồn nào khác thỏa mãn được cơn đói kiến thức của bạn. Đây là thói quen vô cùng dễ dàng nhưng rất hữu ích, điều bạn cần làm là theo dõi những chủ đề hấp dẫn, từ đó đặt ra những câu hỏi của riêng mình.
Nếu bạn tìm được ai đó tranh luận và phân tích những ý kiến cùng mình, bạn có thể bổ sung thêm những kiến thức cũng như khía cạnh mới từ người khác. Ngoài ra, khi bạn có thể diễn tả được những ý tưởng với người khác, điều đó có nghĩa là bạn đã nắm chắc nội dung vấn đề. Thậm chí, bạn không cần chia sẻ trực tiếp với người khác, nhiều người dùng các blog để viết ra những điều họ lĩnh hội được.
Google Docs là công cụ tiện lợi để theo dõi những điều bạn đã vạch ra. Với cả hai, hãy quyết định điều gì bạn muốn học hỏi, từ đó tìm kiếm những nguồn sẽ dạy bạn các kỹ năng này và thực hiện nó hàng ngày. Ví dụ, nếu bạn muốn học hỏi trong lĩnh vực khoa học máy tính, với danh sách đầu tiên bạn có thể học được điều mới từ Python hoặc thử sử dụng MongoDB.
Với danh sách thứ 2, bạn có thể xem đây là những mục tiêu dài hạn như tìm hiểu sâu hơn về marketing hay kiến trúc. Hãy viết ra những bước nhỏ bạn cần để đạt được mục tiêu này bằng cách đọc, tham gia các lớp học hoặc gặp gỡ các chuyên gia.
Cuối mỗi ngày, hãy viết ra những điều bạn đã hoàn thành. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn về những điều bạn đạt được, đặc biệt nếu bạn đang cảm thấy chán nản. Nó cũng sẽ giúp bạn thấy rõ mình làm việc hiệu quả ra sao cũng như từ đó điều chỉnh lại danh sách việc cần làm vào ngày mai.
Bạn có thể bắt đầu bằng một Blog hoặc ứng dụng như Inkpad để giúp cho việc theo dõi những gì bạn học được. Đây không chỉ là cách thức tuyệt vời để ghi lại tất cả những điều bạn đang làm, nó còn là nguồn động lực tốt duy trì tinh thần trách nhiệm của bạn.
Duy trì rèn luyện tư duy hàng ngày là cách tuyệt vời để bộ não của bạn hoạt động và giữ sức mạnh tinh thần của bạn. Một cách khác khá hay để suy nghĩ là đưa ra những quyết định khó khăn hoặc thu nhận những thông tin mới.
Hãy tham gia khóa học trực tuyến hữu ích của các trường đại học hay các tổ chức đào tạo. Nhưng hãy đảm bảo bạn không tự làm mình quá tải, cam kết bạn thực sự tập trung theo đuổi 1 hoặc 2 khóa học nào đó bạn cho rằng hữu ích.
Hãy dành nhiều thời gian với những người thông minh khi bạn có thể. Mỗi ngày, bạn nên hẹn gặp cà phê hoặc đi dạo, trò chuyện với một người nào đó truyền cảm hứng cho bạn.
Luôn luôn tỏ ra khiêm nhường và sẵn sàng học hỏi, không ai sẽ từ chối bạn. Hãy hỏi càng nhiều câu hỏi càng tốt. Nếu bạn luôn luôn ở bên cạnh những người giỏi giang hơn mình, bạn không còn lựa chọn nào khác là học hỏi.
Nếu bạn nhìn thấy hoặc nghe thấy về một điều gì đó thú vị, đừng để nó trôi qua. Hãy ghi nhớ, lưu lại những câu hỏi, thắc mắc của bạn, nuôi dưỡng trí tò mò và tìm ra câu trả lời cho chúng.
Vượt qua khỏi vùng thoải mái, thỏa mãn luôn luôn làm chúng ta khôn ngoan hơn. Mỗi ngày, hãy tự đặt bản thân bạn xa hơn 1 chút. Thử nói trước đám đông bằng cách tham gia lớp học ToastMasters, dẫn dẫn buổi họp tình nguyện hay tiếp cận một người nào đó bạn thực sự ngưỡng mộ bằng cách gửi thư tay hay email.
Nếu bạn không thể du lịch thường xuyên, hãy khám phá những vùng đất mới ngay tại nơi bạn sinh sống. Bạn sẽ gặp gỡ những con người khác nhau, học được điều mới, hiểu thêm về thế giới. Việc này còn hiệu quả hơn là việc bạn ngồi nhà và xem TV triền miên.