Liệu rằng, 10 đại thảm họa nhấn chìm Ai Cập cổ đại là có thật hay đơn giản chỉ là một câu chuyện?
Ai Cập là một trong những cái nôi văn minh của loài người. Nhắc tới Ai Cập cổ đại, chúng ta hẳn sẽ nghĩ tới hàng loạt các công trình vĩ đại, những thành tựu văn minh vô cùng phát triển.
Tuy nhiên, theo nhiều tài liệu tôn giáo, đế chế này đã suy yếu đi rất nhiều sau khi bị Chúa trời giáng xuống 10 đại thảm họa. Hầu hết mọi người cho rằng, đó chỉ là truyền thuyết và không có thật. Song sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học lại đưa ra kết luận hoàn toàn trái ngược.
Từ những ghi chép trong sách Xuất Hành thuộc kinh Cựu Ước…
Theo những tài liệu lịch sử, người Do Thái vốn bị xem và đối xử như nô lệ dưới sự trị vì của các Pharaoh.
Trong xã hội Ai Cập cổ đại, người Do Thái bị đối xử rất hà khắc, tàn bạo
Vì vậy, khi nhà tiên tri Moses – thủ lĩnh người Do Thái tới thuyết phục Pharaoh giải phóng cho dân tộc mình, nhưng Pharaoh không đồng ý. Điều này làm Chúa trời tức giận và giáng xuống người dân Ai Cập 10 đại họa diệt vong.
Cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Pharaoh với Moses là khởi nguồn cho mọi thảm họa
Cụ thể, các thảm kịch lần lượt sẽ là: sông Nile nhuốm máu và tôm cá chết hàng loạt; ếch nhái bò khắp nơi, ruồi muỗi hoành hành, gia súc chết hàng loạt, da thịt người bỏng rộp và không thể chữa trị; mưa đá kèm sấm sét và lửa trời giáng xuống; nạn dịch châu chấu; mọi vật chìm trong bóng tối và con đầu lòng của các gia đình Ai Cập đều sẽ chết.
Ai Cập cổ đại suy tàn nhanh chóng sau sự trừng phạt của Chúa trời
…tới những phát hiện khảo cổ học…
Trong hàng trăm năm, phần lớn mọi người đều cho rằng, 10 thảm họa trên chỉ tồn tại trong truyền thuyết. Tuy nhiên, với những phát hiện gần đây, mọi thứ dường như đã thay đổi.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Geology năm 2012, các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng về sự thay đổi khí hậu đột ngột trên Trái đất cách đây 4.200 năm.
Trận siêu hạn hán cách đây 3.000 năm được cho là căn cứ khoa học của 10 thảm họa trong kinh Cựu Ước.
Cụ thể, kết quả khảo cổ đất đá ở đồng bằng sông Nile cho thấy một siêu hạn hán toàn cầu đã từng diễn ra cách đây 3.000 năm. Đặc biệt, trận siêu hạn hán này còn liên quan tới sự sụp đổ của vương quốc Ugarit, đế chế Babylon ở vùng cận Đông.
Từ đó, các chuyên gia thuộc ĐH Pennsylvania (Mỹ) nhận định, 10 thảm họa kia là có thật và chúng xuất phát từ trận siêu hạn hán nói trên.
…và kết luận về một sự thật
Như vậy, những đại họa Chúa trời giáng xuống người Ai Cập có thể xảy ra trong lịch sử. Nhưng liệu tất cả chúng có diễn ra cùng một lúc hay không?
Câu trả lời là... hoàn toàn được. Theo nhiều chuyên gia, các thảm kịch trên diễn ra liên tiếp như một phản ứng dây chuyền do hậu quả của sự thay đổi khí hậu trên Trái đất quá đột ngột.
Sự kiện đầu tiên là việc sông Nile bỗng chuyển sang màu đỏ, tôm cá chết hết với mùi tanh và hôi thối bốc lên. Thảm họa này có thể bắt nguồn từ sự ô nhiễm do núi lửa Santorini phun trào năm 1.500 TCN hoặc do hiện tượng thủy triều đỏ và mực nước sông cạn dần vì hạn hán.
Lúc đó, tôm, cá ở sông Nile sẽ nhiễm độc vì tảo và thiếu oxy nên chết dần, gây ra mùi hôi thối khắp nơi.
Thủy triều đỏ là giả thuyết hợp lý nhất cho việc sông Nile "nhuộm máu" và bốc mùi.
Hệ quả tất yếu là ếch nhái ở sông Nile sẽ nhảy lên bờ tìm kiếm nơi sinh sống khác. Thiếu nước, chúng sẽ chết chỉ trong vòng 24 tiếng.
Xác chết thối của những sinh vật như ếch, nhái, cá là môi trường lý tưởng cho ruồi muỗi sinh sôi và phát triển. Đó là lúc thảm họa thứ hai và thứ ba xảy đến.
Sự bùng phát của ruồi muỗi sẽ kéo theo các bệnh dịch ở gia súc và con người. Đặc biệt, vào thời cổ đại, hiện tượng nhiễm trùng chưa có kháng sinh để chữa trị nên rất nhiều cư dân Ai Cập đã qua đời vì bị côn trùng cắn.
Nói cách khác, đây cũng chính là hai thảm họa thứ năm và thứ sáu đã đề cập.
Gia súc và người dân Ai Cập điêu đứng vì ruồi muỗi và côn trùng hoành hành.
Nếu giả thuyết núi lửa Santorini là sự thật thì tro bụi từ vụ phun trào có thể phát tán rộng và che kín ánh Mặt trời. Đồng thời, thời gian che phủ quá lâu của bụi sẽ gây nên mưa đá kèm sấm sét do hơi nước không thoát được.
Theo các nhà khoa học, 100 con châu chấu có thể "xơi" hết khẩu phần ăn của 2 - 3 người trưởng thành.
Mưa đá trên diện rộng sẽ phá hoại mùa màng và cây cỏ trên đất Ai Cập. Khi đó, châu chấu không còn thức ăn sẽ tràn vào thành phố và tàn phá kho thóc mà người dân tích trữ. Ba thảm họa thứ bảy, tám và chín có thể đã diễn ra theo kịch bản như vậy.
Cả Ai Cập chìm trong bóng tối thảm họa.
Đặc biệt, thảm họa thứ mười xuất phát từ tục lệ cưng chiều con cả của người Ai Cập, dù là nam hay nữ. Khi mất mùa và đói kém, con cả đương nhiên là người được ăn nhiều nhất.
Song trong tình trạng các kho thóc ẩm ướt với phân châu chấu, nấm mốc đen cực độc sẽ phát triển. Hậu quả là cái chết hàng loạt của những người con đầu lòng, ngay cả hoàng tử của Pharaoh.
Ngay cả dòng dõi hoàng gia của Pharaoh cũng không thoát khỏi dịch bệnh.
Vậy câu hỏi đặt ra là, liệu chuỗi thảm họa này xảy ra và được "suy diễn" thành tài liệu cổ, hay các tài liệu này đã "tiên đoán" được trước sự việc? Dù câu trả lời vẫn đang để ngỏ, thì chúng ta cũng biết được rằng, 10 thảm họa kể trên được tạo ra bởi Mẹ thiên nhiên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét