17 tháng 8, 2013

Bí ẩn của các biểu tượng Ai Cập cổ đại



Được mô tả trong các văn bản xưa như là “Lời của thần linh”, các biểu tượng này được sử dụng thường xuyên trong các lễ nghi tôn giáo và phép thuật ở Ai Cập. Mỗi biểu tượng đều mang một ý nghĩa riêng biệt, đặc trưng cho văn hóa tín ngưỡng của người Ai Cập, làm giàu thêm cho bản sắc văn hóa dân tộc của đất nước giàu truyền thống này.

Ankh – Biểu tượng của cuộc sống vĩnh cửu

Bí ẩn của các biểu tượng Ai Cập cổ đại
Ankh là chữ tượng hình Ai Cập có nghĩa là "cuộc sống". Chỉ có các Pharaoh, Hoàng hậu và các vị thần mới được phép mang biểu tượng này vì nó được tin là sẽ đem lại sức mạnh cho người cầm nó có thể ban hay tước đoạt sinh mệnh từ những người khác.
Bí ẩn của các biểu tượng Ai Cập cổ đại
Nó còn được coi như là “chìa khóa của sự sống” do chính hình dạng giống như chiếc chìa khóa của nó đã tạo nên niềm tin nó có thể mở khóa “cửa địa ngục”. Ankh cũng gợi lên hình ảnh của mặt trời mọc nơi đường chân trời, biểu thị cho sự tái sinh mỗi ngày.
Bí ẩn của các biểu tượng Ai Cập cổ đại
Từ thời đại Middle Kingdom (1986 - 1759 BC), từ Ankh còn được dùng để chỉ gương và thú vị là chiếc gương cũng được tạo ra dưới hình dạng của biểu tượng này. Nó cũng là cảm hứng để tạo nên biểu tượng tượng trưng của vị thần Vệ Nữ của Hy Lạp, về sau được sử dụng rộng rãi như là biểu tượng của sao Kim, giới nữ hay kí hiệu của đồng.
Bí ẩn của các biểu tượng Ai Cập cổ đại
Sau này khi Thiên chúa giáo ra đời, nó được Giáo hội cơ đốc Ai cập sử dụng làm biểu tượng như một dạng đặc biệt của hình tượng cây thánh giá.

Con mắt của Horus – Biểu tượng của trí tuệ, sự bảo vệ và sức khỏe

Bí ẩn của các biểu tượng Ai Cập cổ đại
Có hình dáng trông giống như mắt của một chú chim ưng, biểu tượng này cũng được gọi là mắt của Ra. Horus, còn được gọi là thần mặt trời Ra, là một một vị thần mình người đầu chim ưng trong thế giới Ai Cập cổ đại. Ông là vị thần đại diện cho sức khỏe, sự sống và tái sinh. Horus là con trai của Osiris và Isis. Mắt phải của ông là màu trắng, đại diện cho Mặt Trời và mắt trái của ông là màu đen, đại diện cho Mặt Trăng.
Bí ẩn của các biểu tượng Ai Cập cổ đại
Theo truyền thuyết Ai Cập, Seth, anh trai của Horus, đã giết hại thần Osiris. Horus đã chiến đấu với Seth để trả thù cho cái chết của người cha và bị mất mắt trái của ông trong cuộc chiến. Thoth, vị thần của phép thuật và Mặt Trăng, đã sử dụng quyền năng của mình để khôi phục lại con mắt của Horus.
Bí ẩn của các biểu tượng Ai Cập cổ đại
Khi đưa con mắt này ra trước Osiris, Osiris đã được tái sinh trở lại. Con mắt của Horus, cũng được gọi là "Oudjat", tượng trưng cho sự bảo vệ chống lại cái ác và đem đến trí tuệ, sự uyên bác.
Ngày nay, chúng ta thấy có một biểu tượng tương tự trên các đơn thuốc – Rx chính là có nguồn gốc từ biểu tượng này.
Bí ẩn của các biểu tượng Ai Cập cổ đại
Vào thế kỉ thứ II, Galen đã vay mượn biểu tượng huyền bí từ trong truyền thuyết của người Ai Cập và sử dụng nó để gây ấn tượng với những bệnh nhân của mình. Sau đó, dần dần phát triển thành kí hiệu Rx ngày nay dành cho các toa thuốc. Nó mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hồi phục và tính thống nhất.

Lông vũ của Maat – Biểu tượng của chân lý, đạo đức, cán cân công lý

Bí ẩn của các biểu tượng Ai Cập cổ đại
Chiếc lông vũ được coi là vật tượng trưng của nữ thần Maat. Trái tim của người chết sẽ được đem ra cân để so với lông vũ của thần Matt trong Ngày phán xét cuối cùng.
Nếu đó là trái tim của một người thật thà, thì nó sẽ bằng trọng lượng với chiếc lông vũ và người đó sẽ được phép vào Vương quốc của Osiris. Còn nếu trái tim đó chất đầy với tội lỗi thì nó sẽ nặng hơn chiếc lông vũ và người đó sẽ bị đem đi làm mồi cho loài quái vật Ammut.
Bí ẩn của các biểu tượng Ai Cập cổ đại
Bí ẩn của các biểu tượng Ai Cập cổ đại
Phiên tòa Maat
Đó là trách nhiệm của các Pharaoh để thiết lập và duy trì luật Maat như là cách để giữ trật tự vũ trụ ở thế cân bằng. Khi một Pharaoh băng hà, Maat sẽ tạm thời biến mất và thế giới lại chìm trong sự hỗn mang, cho đến khi có sự lên ngôi của một vị Pharaoh mới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét