27 tháng 7, 2013

Trải nghiệm của con người khi đến gần cái chết

Bí mật xung quanh những cảm giác của con người khi hấp hối, đến gần với cái chết sẽ được hé lộ…
Người ta thường nói, những người đến gần với cái chết sẽ thấy được rất nhiều điều. Nếu là người tốt, khi hấp hối sẽ được gặp thiên thần áo trắng hay đứng trước đường hầm ánh sáng dẫn tới thiên đường. Nếu là người xấu, khi sắp chết sẽ thấy thần chết và quỷ dữ lơ lửng xung quanh, chỉ chờ chực kéo xuống địa ngục. Cùng tìm hiểu sự thực về “trải nghiệm cận chết”qua nghiên cứu dưới đây.

Trải nghiệm cận chết (near-death experiences hay NDE) là danh từ khoa học chỉ những cảm giác cá nhân, điều mà người sắp chết nhìn thấy, nghe thấy và cho rằng đó là hiện thực.


Mặc dù phần lớn chúng ta đều ít biết tới những trải nghiệm này, bởi đơn giản chúng chỉ xuất hiện khi con người hấp hối, nhưng vẫn có những trường hợp hiếm hoi sống sót qua trải nghiệm này. Lời kể của họ được coi là những căn cứ mở ra nghiên cứu khoa học xung quanh vấn đề này.

Lời kể của những nhân chứng

Đầu tiên, ta có thể kể tới trường hợp của tiến sĩ Georgre G. Ritchie. Năm 20 tuổi, ông bị sốt rất cao nhưng may mắn sống sót. Ông đã cận kề với cái chết và khi tỉnh lại, ông đã nói về những trải nghiệm vô cùng kỳ lạ của mình.

Georgre Ritchie - chàng sĩ quan trẻ từng trải nghiệm cảm giác cận kề cái chết khi mới 20 tuổi.

Georgre kể rằng, ông đã gặp chúa Jesus tới an ủi ông, cho ông chiêm ngưỡng lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong đời ông. Theo Georgre, ông cảm thấy mình không còn ở Trái đất mà ở một thành phố tràn đầy ánh sáng.

Mark Kirk (phải) phục hồi sức khỏe sau khi giáp mặt thiên thần trong cơn đột quỵ.

Hay như câu chuyện của thượng nghĩ sĩ bang Illinois, Mỹ tên Mark Kirk. Năm 2012, Mark bất ngờ rơi vào một cơn đột quỵ. Trên giường bệnh, ông quả quyết mình đã có một trải nghiệm cận chết - đó là gặp gỡ thiên thần.

Mark nói, ông đã thấy trước mắt một đường hầm chói lòa và có ánh sáng. Khi đó, một thiên thần bước tới và hỏi ông: “Ông có muốn đến với thế giới của chúng tôi?”. Mark trả lời “Không” và sau trải nghiệm đó, ông đã hồi phục lại sức khỏe bình thường.

Những lý giải đầu tiên cho trải nghiệm cận chết

Những nhân chứng như ở trên đã giúp các nhà khoa học dần dần tiếp cận “trải nghiệm cận chết”. Từ đó, các chuyên gia đã khái quát bí ẩn khó nắm bắt này với ba đặc điểm chính.

Thứ nhất, “trải nghiệm cận chết” gắn liền với hình ảnh ánh sắng trắng, chói mắt. Thứ hai, người trải qua cảm giác này đều thấy mình như một linh hồn rời ra khỏi cơ thể. Thứ ba, “trải nghiệm cận chết” mang màu sắc cá nhân cao.

Tính cá nhân được thể hiện ở điểm không “trải nghiệm cận chết” nào giống nhau hoàn toàn. Thông thường, tùy vào niềm tin tôn giáo, kiến thức và thái độ sống mà mỗi người sẽ gặp phải những hình ảnh khác nhau trong trải nghiệm cuối đời này. Một số mô-típ thường gặp là chạm trán các linh hồn, thiên thần hay ác quỷ, bước vào đường hầm, cảm nhận những khoảnh khắc đã qua của cuộc đời…


Tuy nhiên, không phải ai cũng được trải nghiệm cảm giác cận kề cái chết. Tại Mỹ, một cuộc thăm dò dư luận năm 1982 chỉ ra rằng, chỉ 15% dân số ở đây đã từng trải qua chuyện này.

Đặc biệt, theo nhà nghiên cứu Kenneth Ring, “trải nghiệm cận chết” có tác động tích cực tới những ai vượt qua nó mà sống sót. Những người đó sẽ trở nên tự tin, hướng ngoại và có thái độ sống tích cực hơn cũng như tăng cường niềm tin vào tôn giáo, tâm linh.


Hiện nay, trên thế giới có hai cách giải thích cơ chế của “trải nghiệm cận chết”: theo tôn giáo và khoa học. Các lý thuyết tôn giáo cho rằng, con người có linh hồn. Khi người ta sắp qua đời, linh hồn tách ra khỏi cơ thể, đi tới thế giới bên kia - một chiều không gian khác thông qua nhưng đường hầm ánh sáng. Trước đó, linh hồn có khả năng đặc biệt là trải nghiệm lại tất cả những gì đã từng xảy ra khi còn sống.


Lý thuyết khoa học không cho rằng như vậy. Dưới góc nhìn của các nhà nghiên cứu, “trải nghiệm cận chết” là một hiện tượng sinh lý tự nhiên phức tạp chứ không hoàn toàn là tâm linh.

Bằng chứng rõ nhất là trong y tế, bệnh nhân sử dụng thuốc có ketamine hay PCP đều có thể trải qua tình trạng tương tự. Nhiều bệnh nhân còn tưởng mình đã chết thật khi đang điều trị bằng các hóa chất trên.


Cơ chế gây ra “trải nghiệm cận chết” nằm ở hoạt động của não bộ. Con người thực ra nhìn, cảm nhận đều bằng não, các giác quan chỉ tiếp nhận tín hiệu từ bên ngoài mà thôi. Do đó, khi sắp qua đời, những bộ phận, giác quan cơ thể trở nên yếu đi, khiến con người dễ dàng rơi vào trạng thái nửa tỉnh, nửa mê.

Trạng thái đó cùng với việc não thiếu oxy là nguyên nhân khiến vì sao con người trải qua những hình ảnh tưởng tượng, mơ hồ không rõ thực hư. Thêm vào đó, đối với những người bị chấn thương, lượng hormone endorphin tiết ra càng nhiều, chính là nguyên nhân trực tiếp của những ảo giác ta thấy.


Endorphin được coi là hormone giảm đau của cơ thể, giống như một loại thuốc phiện do chúng ta tự sản sinh. Chúng gây ức chế thần kinh, tạo ra nhiều hình ảnh siêu thực trong não bộ. Do đó, việc những người sắp chết thường nhìn thấy những hình ảnh lạ trong tiềm thức cũng như được gặp thiên thần, chúa trời cũng là điều dễ hiểu.

Tạm kết: Trải nghiệm cận chết” là một đề tài hấp dẫn và có sức hút lớn với nhiều nhà nghiên cứu. Hiện nay, khoa học mới chỉ tiếp cận và giải thích được một phần nổi của những cảm giác ấy. Hy vọng rằng, trong tương lai, chúng ta sẽ sớm giải đáp được câu hỏi về cái được gọi là thiên đường, địa ngục, thiên thần hay ác quỷ…


Theo Trí Thức Trẻ

Những nguyên nhân khiến thẻ nhớ SD hoạt động “ì ạch”

Hiện nay, thẻ nhớ SD đang được sử dụng rộng rãi trên rất nhiều thiết bị điện tử đặc biệt là máy ảnh compact và DSLR. Việc lựa chọn cho mình một chiếc thẻ SD cũng không quá khó.

Bạn chỉ cần ưu tiên chọn theo tốc độ xử lý và dung lượng lưu trữ của thẻ, đồng thời chắc chắn rằng máy ảnh của mình hỗ trợ những loại thẻ nhớ nào, cho phép lưu trữ dung lượng tối đa bao nhiêu và sử dụng hình thức truyền tải dữ liệu gì.


Dung lượng thẻ SD cũng khá đa dạng, tùy thuộc từng loại thẻ như thẻ SD chuẩn (dung lượng chỉ 2 GB), thẻ SDHC (dung lượng hỗ trợ tối đa 32 GB) và thẻ SDXC (dung lượng có thể đạt đến 2 TB).

Trong khi đó, về tốc độ ghi dữ liệu sẽ do chỉ số Class quy định. Class 2 (thấp nhất) đảm bảo tốc độ đọc ghi ổn định ở 2MB/s, Class 4 (4MB/s), Class 6 (6MB/s) và Class 10 (10MB/s). Cách đặt ra tốc độ tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo cho khách hàng có thể chọn lựa đúng thẻ nhớ mình cần tùy theo chứ năng định sử dụng, nhất là khi dùng để quay video.

Tuy nhiên, việc sử dụng thẻ SD đúng cách như thế nào để tránh hỏng hóc và giữ được độ bền cao lại không phải điều đơn giản. Dưới đây là 6 nguyên nhân có thể làm chiếc thẻ nhớ SD của bạn hoạt động kém hiệu quả thậm chí không thể sử dụng được nữa.

1. Lỗi Format

Nên format thẻ nhớ trong máy ảnh thay vì format trên máy tính, bởi lẽ máy ảnh sẽ tự động định dạng phù hợp với việc chụp và lưu ảnh thay vì đơn thuần chỉ lưu file như trên máy tính. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên lạm dụng và sử dụng thường xuyên tính năng Format vì thông số và tuổi thọ của thẻ nhớ chỉ cho phép Format khoảng 1.000 lần.


2. Tháo “nóng” thẻ nhớ

Trong tình huống thẻ nhớ SD đang hoạt động với camera hoặc trao đổi dữ liệu với máy tính, nếu bạn tháo“nóng” thẻ có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực thậm chí làm hỏng thẻ SD. Mặc dù khả năng hỏng hoàn toàn là không cao nhưng thao tác tháo thẻ không an toàn này có thể làm bạn mất dữ liệu lưu trên thẻ, thậm chí cần định dạng lại mới có thể sử dụng tiếp.


Với các máy đời cũ bạn buộc phải tắt máy tháo pin mới lấy thẻ được. Nhưng các thiết bị mới ngày nay được thiết kế tiện dụng hơn để bạn có thể "hot remove" mà không cần phải tắt máy tháo pin. Tuy nhiên bạn cũng nên hạn chế việc tháo lắp thẻ nhớ quá thường xuyên, điều đó sẽ làm cho thẻ của bạn mau hư hỏng phần tiếp xúc, thậm chí gây ra lỗi ở cả phần tiếp xúc trên camera.

3. Hư hại vật lý

Thẻ nhớ SD không phải là một sản phẩm có độ bền cao. Nó dễ dàng hư hại nếu người dùng vô tình bỏ quên trong máy giặt hay chịu ảnh hưởng của những tác nhân vật lý như bị đè bởi vật nặng.


Hiện nay vẫn tồn tại một số dịch vụ phục hồi lại dữ liệu cho thẻ SD bị hỏng hóc do các nguyên nhân trên nhưng bạn sẽ tốn một khoản chi phí cực kỳ đắt đỏ, lên tới hàng ngàn USD. Do đó, giải pháp an toàn ở đây là bạn nên sử dụng vỏ bảo vệ thẻ SD và cất chúng ở nơi an toàn khi không sử dụng đến.

4. Thẻ bị khóa

Thẻ SD có một tính năng bảo mật là khóa thẻ để người dùng khác không thể thay đổi hoặc xóa những tập tin chỉ định trong thẻ. Tuy nhiên, bạn hãy để ý sẽ có một thanh gạt nhỏ (nằm bên hông của thẻ), hãy đưa thanh gạt về vị trí unlock là bạn đã có thể tiếp tục sử dụng và chỉnh sửa dữ liệu trên thẻ.


Tất nhiên đây không phải là một lỗi của thẻ hay người dùng thẻ nhưng nếu không tìm hiểu kỹ, nhiều người dùng có thể lầm tưởng rằng chiếc thẻ nhớ của mình đang gặp trục trặc.

5. Đầu đọc thẻ quá chậm

Mặc dù bạn sở hữu một chiếc thẻ nhớ SD tốc độ cao nhưng khi đi kèm một đầu đọc thẻ quá cũ không theo kịp tốc độ thẻ SD thì hiệu suất xử lý có thể trở nên rất ì ạch. Mọi thao tác sao chép dữ liệu cũng vì thế chậm đi đáng kể. Giải pháp trong tình huống này khá đơn giản, bạn chỉ cần trang bị cho mình một đầu đọc thẻ tốc độ cao hơn và hãy yên tâm là nó có giá thành tương đối phải chăng.


6. Tốc độ thẻ SD không đáp ứng được nhu cầu sử dụng

Máy quay sử dụng thẻ SDHC sẽ đọc ghi dữ liệu theo quy trình khác so với máy ảnh. Do máy quay ghi dữ liệu liên tục lên thẻ nên các thẻ phải đảm bảo tốc độ rất ổn định, tối thiểu phải từ 4 MB/giây (Class 4) trở lên. Một thẻ nhớ Class 2 chỉ đủ dùng cho việc quay video chuẩn SD (Standard Definition) và bạn sẽ cần tới thẻ nhớ class 4 và 6 để quay video Full-HD.


Nhìn chung, nếu bạn có nhu cầu quay phim HD/Full HD hoặc thường xuyên chụp ảnh có độ phân giải cao với số lượng lớn, hãy mua cho mình một chiếc thẻ loại Class 10. Tuy nhiên, nếu chỉ thỉnh thoảng chụp ảnh trong những chuyến dã ngoại ngắn ngày, hay quay vài đoạn video làm kỷ niệm, các thẻ nhớ Class 4 và 6 sẽ phù hợp hơn cả.

Theo Genk

25 tháng 7, 2013

Duyệt tin RSS qua New Tab của Google Chrome

Thật tuyệt nếu có thể tích hợp công cụ duyệt tin RSS và New Feed trên các mạng xã hội vào trang New Tab trên Google Chrome thì quá tiện lợi làm sao! Và Onefeed sẽ giúp bạn làm điều này.

Onefeed là một ứng dụng mở rộng dành cho Google Chrome, biến trang New Tab thành một trung tâm duyệt tin RSS từ các trang báo và New Feed từ các mạng xã hội Facebook, Google+, Twitter và Instagram.

Để cài đặt, bạn truy cập vào địa chỉ này và nhấn "Get Onefeed" để cài đặt cho Google Chrome.


Sau khi cài đặt xong, bạn hãy mở 1 tab mới trên Google Chrome để tiến hành sử dụng Onefeed. Đầu tiên, bạn cần đăng nhập vào Onefeed bằng cách sử dụng 1 (hay cả 4) trong 4 tài khoản mạng xã hội mà Onefeed hỗ trợ là Facebook, Google+, Twitter và Instagram.


Sau khi đăng nhập xong, bạn sẽ được Onefeed hướng dẫn sơ qua về cách sử dụng.


Giao diện Onefeed khá đẹp, và mang hơi hướng từ Opera. Onefeed sẽ tích hợp với trang New Tab mặc định của Google Chrome nên bạn không phải lo về việc mất các "pin" trang web của mình.


Hãy nhấn vào 2 mũi tên qua lại trên giao diện New tab để chuyển sang sử dụng tính năng duyệt tin Onefeed. Mặc định, bạn sẽ được Onefeed cung cấp sẵn 1 số địa chỉ RSS tin và được sắp đặt theo nội dung mặc định. Bao gồm "News" (các RSS về tin tức) và"Social" (tin mới từ tài khoản mạng xã hội mà bạn đang sử dụng để kết nối với Onefeed).


Để thêm vào 1 RSS mới, bạn hãy nhấn chọn biểu tượng hình bánh răng ở cuối dòng, 1 cửa sổ nhỏ sẽ xuất hiện và bạn hãy thêm địa chỉ RSS mới vào ô trống và nhấn "Add RSS".


Tùy chọn "Edit Sources" sẽ cho phép bạn xóa và tắt hiển thị danh sách địa chỉ RSS trên Onefeed.


Nhìn chung thì Onefeed là 1 cách đơn giản để bạn có thể theo dõi và nắm bắt được nhiều thông tin mới từ các địa chỉ báo chí ngay trên trình duyệt Google Chrome.

Sự trỗi dậy của truyền thông số đe dọa ngành PR



Sự trỗi dậy của truyền thông số đang đe dọa các hoạt động quan hệ công chúng (PR) theo kiểu truyền thống, chẳng hạn như việc phân phát các thông cáo báo chí hay đặt thời điểm công bố tin tức. Chính vì thế, ngành PR đang buộc phải tự đổi mới để có thể thích nghi và vượt lên trước.

Mạng Internet đang khiến bất kỳ ai cũng có thể truyền bá tin tức khắp thế giới gần như đồng thời, khiến các công ty và những người hoạt động trong ngành PR khó khăn hơn trong việc kiểm soát các dòng thông tin.

Ngành PR truyền thống đang phải tự thay đổi trước sự phổ biến của truyền thông số. (Ảnh: agencypost)

Phát biểu với nhật báo Today khi tới thăm Singapore, ông Pete Pedersen - CEO toàn cầu của Công ty tư vấn truyền thông Grayling nói: “Đã có thời người ta có thể buộc nhà báo phải tạm thời chưa công bố tin tức. Bạn nói giữ thông tin này lại và hầu hết họ sẽ làm thế, vì vậy việc công bố tin tức là có thể dự báo được. Song ngày nay hầu hết nhà báo tôi quen không còn làm như vậy nữa.”

“Ý tưởng về một thỏa thuận tạm thời chưa công bố thông tin đã cũ rồi. Tại sao như vậy? Bởi luôn có những người không phải là nhà báo chuyên nghiệp cũng theo đuổi cùng một thông tin đó,” ông Pedersen nói.

Hệ quả là những người hoạt động trong ngành PR sẽ phải nỗ lực nhiều hơn để nắm bắt ý tưởng thích hợp với cách thức tiêu thụ thông tin mới này. Từ những gì từng được dùng cho một hoạt động nhỏ, giờ đây các nhà PR và quảng cáo sẽ phải cân nhắc tác động toàn cầu của sự kiện đó.

“Bạn có thể tổ chức một sự kiện tin tức ở Singapore hay Hong Kong hoặc New York và bạn có thể giữ kín nó hoàn toàn, chỉ ở mức địa phương. Song giờ đây không có sự kiện nào mang tính địa phương nữa, mọi thứ đã trở thành một câu chuyện toàn cầu. Với tư cách là những nhà marketing và truyền tin, chúng ta không chỉ nghĩ rằng tin tức này sẽ đến với người dân ở đây thế nào, mà là nó sẽ đến với những ai sống cách đây 9.000 dặm ra sao, bởi tốc độ truyền tin bây giờ nhanh như thế đó,” ông Pedersen nói.

Hiện Grayling đang có hơn 1.000 nhân viên hoạt động tại hơn 40 quốc gia tại Mỹ, châu Á-Thái Bình Dương, Tây và Đông Âu cũng như châu Phi. Công ty này, đặt trụ sở tại Anh và là một phần của tập đoàn truyền thông quốc tế Huntsworth PLC, đã giành được rất nhiều giải thưởng danh giá kể từ khi được thành lập vào năm 1981.

Với 20 năm kinh nghiệm trong ngành PR, ông Pedersen lưu ý rằng các kỹ năng trong ngành này đã được mở rộng theo năm tháng. Bên cạnh khả năng viết tốt và hiểu biết trong một vấn đề đặc thù nhất định, những cá nhân có khả năng phân tích dữ liệu và trí tưởng tượng tốt đang ngày càng được được các công ty PR ưa thích tuyển mộ.

“Thực tế là ngày nay chúng ta đang tạo ra nhiều thông tin hơn so với hai hoặc ba năm trước. Nếu chúng ta đủ hiểu biết về việc thu thập và phân tích dữ liệu đó thế nào, chúng ta có thể biết được rất nhiều về các phản ứng, về thế giới quanh ta về nhiều khía cạnh. Tôi nghĩ rằng các nhà marketing bắt đầu thật sự hiểu ra cách sử dụng quyền năng đó, và nó ngày trở nên hiệu quả hơn,” ông nói.

Tuy nhiên, sự bùng nổ của truyền thông số cũng mang đến không ít vấn đề, như sự riêng tư và minh bạch trong sử dụng thông tin. Đây là một chủ đề đã được đem ra tranh luận rất nhiều sau khi hàng loạt chương trình do thám quy mô lớn tuyệt mật tại Mỹ bị cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ Edward Snowden tiết lộ.

Sau vụ việc này, nhiều người đã lên tiếng kêu gọi đưa ra các đạo luật bảo vệ thông tin chặt chẽ hơn, yêu cầu các công ty Internet phải công tố chi tiết về những ai tiếp nhận thông tin cá nhân từ họ.

Ông Pedersen cho rằng những cuộc tranh luận như vậy đang khiến việc quản lý và khai thác truyền thông số gặp nhiều thách thức, song nó cũng “hấp dẫn” với ngành PR. Bởi với các nhà marketing và PR, sẽ rất thú vị khi họ có thể kiểm soát được lượng thông tin từ những người khác giúp mình có được. Và theo ông Pedersen, tất cả “mới chỉ bắt đầu”./.


Việt Hải/Singapore (Vietnam+)

21 tháng 7, 2013

Marketing Secrets for Tech Entrepreneurs

saigon barcamp july 2013
Yesterday I presented at Barcamp Saigon, the technology “unconference.”  There were over 1,500 attendees.  It was an honor that my presentation “Marketing Secrets for Tech Entrepreneurs” was selected “Best of the Day” by popular vote.
Several people asked for it, so here it is:
Here’s the text of the talk:
Hi everyone.  Wow, it’s great to be here surrounded by so many people who are passionate about technology.
I’m Chris Harvey.  I’ve been in the Internet business since 1999 — working at Yahoo, AOL and then running VietnamWorks for 6 years, from 2006 to 2012.
My guess is there are a lot of people in this room who have started — or who want to start — technology companies in Vietnam.  Creating a great technology product, website or mobile app is tough, sure.  I used to think that creating a great product was enough.  But I’ve found over my career that creating a great product is just the beginning.  The really hard part is convincing hundreds, or thousands, or tens of thousands, of people to buy your product — that is the most challenging thing.  And being able to do THAT is what separates successful tech companies from the tech companies that no one remembers.  After all, companies only fail for one reason and one reason only — does anyone know?  That’s right — they don’t have enough sales.
Today, you all get to benefit from my “kinh nghiem xuong mau” — you get the “kinh nghiem” without the “xuong mau.”  I’m going to share with you the top 4 lessons I’ve learned about how to market a technology product.  These are proven and practical tips that you can use to make sure that your great product becomes a HIGHLY SOLD product and your business becomes highly profitable.
Number One – Solve a Problem
I have news for you.  People don’t buy your product because they think you’re a nice guy (well, maybe your mother does).  The only way people will give you their hard-earned money is if you add value to them by solving a problem they have.
Think about it — every buying decision you make is to solve a problem.  Buy clothes? Because going outside without clothes is a problem, for most people.  A computer?  You need a way to get on Facebook or send email.  Everything you buy solves a problem for you.
A lot of technology people love technology.  They love it so much that they forget that their purpose is to solve problems.  Nobody will buy your product because it’s cool.  They will only buy it because it solves a problem for them.
Your job is to be SUPER CLEAR on what problem you are solving BEFORE YOU EVEN BEGIN TO DEVELOP YOUR TECHNOLOGY.
Not only be clear on the problem, but make sure it’s a problem that that is painful if it left unsolved or not solved well.   But solving a painful problem is not enough — you must make sure your way of solving the problem is best.
If I created a technology for making puddles of dirty rainwater on the street drinkable, does that solve a painful problem?  Yes, people will die if they don’t drink water.  But it’s a problem that is already solved quite well because we have other, simpler ways to get water.
I love rolling luggage.  It solves a painful problem for me.  [see pic]
Anyone have a business here?  What problem are you solving?
If you can’t explain in one or two sentences what problem you’re solving, then you don’t know what you’re doing and you don’t have a business.
Number Two – Focus on the Problem First, then the Product
Have you ever heard the idiom, “Don’t put the cart before the horse?”  It means that the horse must be in front because the horse pulls the cart.  The cart doesn’t pull the horse.
It’s the same with the problem and the product.  The problem pulls and defines the product.  It doesn’t make sense to develop a product before you have a clear idea of the problem you’re solving.
When you have a clear idea about your problem, you can begin designing your product.
I think Keewi is a great example of this.  Anyone here from Keewi?  Keewi began by solving a problem that, really, didn’t need to be solved.  It provided a presence detection and communication app to find and chat with other people at a conference.  Hashtags on Twitter solve that problem pretty well already, and it’s free to organizers with no setup cost.  The business didn’t go anywhere.
Then Keewi pivoted to ticketing for events.  Now, there is a painful problem for event organizers!
Last year I was doing some consulting for a property listings website.  I asked the director what they sold.  He began listing all their products — banners, special listings etc.  He was wrong — that wasn’t what they sold AT ALL.  They sold “help me to sell my property” — that’s what their customers really cared about.
Number Three – Compete on Value, Not on Price
If you followed my two first points — solve a painful problem and design the product to solve the problem — then you’re creating REAL VALUE for the customer.  Value doesn’t come for free.  If you’re creating value, charge for that value!  Solving painful problems and creating high amounts of value is the only sustainable way to grow your business and make profit.
[Pull out iphone] Is this the cheapest phone?  No.  Is RMIT the cheapest university?  No.  But people still buy both.  Why?  Because they are VALUABLE!!  I know Apple is profitable, and I bet RMIT is too.
If a lower price is the #1 reason to buy your product, guess what?  Sooner or later, and probably sooner, someone else will come along with a lower price and cut your profit.  It’s a battle you can’t win — because if you lose you’re out of business and if you win you are working hard to have no profit.
You are much better off focusing on creating high value for the customer and charging a high price for that value.
NEXT SLIDE
Competing based on price is DEATH.
Number Four — Have a clear plan on how you’ll sell
If you’ve followed the first 3 points — solve a painful problem, design the product to serve the problem and charge a healthy price for the value you create — then you must have a plan on how to sell.  A great product that solves a painful problem is not enough.  This is where most businesses fail.
As it turns out, your potential customers will not come to your door with money and say “Hey, I heard you have a great product.  Where do I buy?”
Without your help, most customers won’t understand how your product can add value to them and how it will help them to improve their business.  It’s a sales person’s job to ask questions about the customer’s business and explain how your product helps the customer.
In Keewi’s case, they have a product that helps event organizers sell more tickets with less hassle.  That is valuable.  But an event organizer’s first reaction usually is “I don’t want to pay” — they must be made to understand that their business will grow many times more than the price they will pay to Keewi.  Doing that is the role of a sales team.
Spend some time learning about sales and marketing and how you’ll reach customers to bring them to the buying decision.  Remember the ONLY reason that companies fail?  Yep, lack of sales.
Last – I want to share with you how my new company, ITviec, is applying the lessons of 1) Solve a problem, 2) Focus on Problem, then Product, 3) Compete on value and not on price, and 4) Have a sales plan.
#1. The problem we’re solving is super clear — IT companies need experienced and talented IT people, and IT people want challenging and interesting jobs with high salaries.  If a company cannot find a developer for a key project or cannot find one fast enough, maybe the product is late or maybe it doesn’t get built at all.  And then the company loses revenue.  So we solve a problem that — if it is not solved or not solved well — will cost the company a lot of money.
#2.  The problem is driving our product.  We are focused only on IT, and only on skilled IT people.  Our website has special search features and categories just for IT people.
#3.  Because we are solving such a painful problem and solving it better than anyone else, we will charge a higher price than the general job websites.  We don’t compete on price at all.
#4.  We are spending a lot of time on sales training — helping our sales people identify the right prospects, understand their problems, and show customers how we not only can solve their problem, but we can solve it better than anyone else.
If you follow these same lessons — if you choose a painful problem to solve, if you design your product to solve that problem, if you compete on value and not on price, and if you invest time and energy on a sales strategy and great sales team — I guarantee you will have an incredibly successful business.


Thank you.
----------
http://www.chrisfharvey.com/2013/07/marketing-secrets-for-tech-entrepreneurs/

18 tháng 7, 2013

Hãy thử dịch vụ Copy.com thay Dropbox

Tinhte_copy_00

Lại thêm một đám mây nữa được giới thiệu thiệu với tên gọi Copy.com, cạnh tranh trực tiếp vớiDropboxiCloud hay Google Drive... Để thu hút thì Copy cung cấp cho người mới đăng kí dung lượng lưu trữ miễn phí lên đến 15GB, và tung ra chương trình khuyến mãi tặng 5GB cho mỗi lượt đăng kí mới. Chương trình ưu đãi lại chỉ được áp dụng trong thời gian nhất định chứ không phải mãi mãi. Copy.com hỗ trợ cả người dùng máy tính MacWindowsLinux và các thiết bị di động chạy iOS hay Android. Điểm trừ lớn nhất là tốc độ đồng bộ (tải lên và xuống) của Copy khá chậm, không bằng so với Dropbox mình vẫn hay dùng.
Như đã nói ở phần đầu, tốc độ đồng bộ (tải lên và xuống) của Copy khá chậm, không phải chỉ mình mình bị tốc độ chậm mà mình đã tham khảo một số người dùng rồi thì ai cũng cảm nhận tương tự. Có lẽ tốc độ sẽ được cải thiện sau khi toàn bộ data trong thư mục Copy đã được đồng bộ lên server. Vì thế tốt nhất là bạn nên cắm máy cho Copy đồng bộ xong hết dữ liệu, sau đó mới thử tốc độ thì sẽ tốt hơn.

Tinhte_copy_01

Tốc độ tải xuống các thiết bị thì cũng không chậm lắm mà chấp nhận được. Phần mềm của Copy cho Android và iOS được làm khá tốt, giao diện đơn giản và đẹp, ngon hơn trên máy tính. Tính năng trên iOS và Android hơi khác nhau một chút, trên Android có thêm tính năng tự động tải hình mới chụp lên Copy, còn iOS thì không. Với phần mềm trên thiết bị di động thì data không được tải về sẵn mà Copy chỉ tải danh sách chỉ mục về mà thôi, mỗi khi bạn chọn vào file nào đó để mở nó thì nó mới được tải về.
 / 6








Copy.com dù sao cũng chỉ là dịch vụ mới ra mắt và cần thêm thời gian để thử nghiệm cũng như nâng cấp thêm. Vì thế nếu bạn có hứng thú thì cũng lưu ý là không lưu dữ liệu quan trọng bằng dịch vụ này. Với dung lượng miễn phí khá lớn, Copy thích hợp là nơi sao lưu hình ảnh cũng như tài liệu. Ngoài ra trong thời gian này thì họ còn tung ra chương trình khuyến mãi khá hấp dẫn, đó là tặng cho bạn và người được bạn giới thiệu, mỗi người 5GB dung lượng lưu trữ.

Có nghĩa là khi mình giới thiệu với bạn và mời bạn đăng kí Copy bằng link sau: https://copy.com?r=LPaRpl, thì cả bạn và mình đều được cộng thêm 5GB. Tất nhiên, không cần link giới thiệu mà truy cập thẳng vào Copy.com cũng có thể đăng kí được, nhưng bạn sẽ không có thêm 5GB đó. Hiện chưa rõ dung lượng miễn phí tối đa là bao nhiêu.

Ngoài ra, với Copy.com thì bạn có thể chia sẻ file rất nhanh. Mỗi khi cài xong Copy trên máy tính thì sẽ có thư mục Copy được tạo mới, muốn sao lưu dữ liệu nào lên mây thì bạn copy dữ liệu đó vào thư mục này. Trong thư mục này, mỗi khi bạn muốn share 1 file hay 1 folder trong đó cho người khác thì chỉ cần click chuột phải vào file hay folder đó, chọn Copy Actions -> Send hoặc Copy public Link ...

Tinhte_copy_2

2 tháng 7, 2013

Một webpage nên có bao nhiêu link?

Link có thể hiểu đơn giản là liên kết từ trang web này sang trang web khác hoặc kết nối từ website tới server web đặt ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Link là đường dẫn để người dùng kích vào mỗi khi họ muốn truy cập vào một trang web nào đó.

Bao nhiêu link là đủ?

Có thể thấy guideline của Google đã ghi rõ về điều này. Hướng dẫn này đã nêu rõ rằng mỗi trang chỉ nên có dưới 100 link. Tuy nhiên, giờ đây họ lại cho rằng số lượng link nên ở mức "hợp lý".

Vậy, thế nào là hợp lý?

Đối với hầu hết những người đang đọc bài viết này, chắc hẳn con số 100 link luôn là điều bạn muốn áp dụng trên một trang. Dẫu vậy, trang web được link tới như thế nào lại là một vấn đề. Nếu một webpage có nhiều link chất lượng chỉ tới, trang đó thực chất sẽ có nhiều link hơn con số 100 đó. Tuy nhiên, hãy thật tỉnh táo và để ý tới những lý do tại sao bạn không nên có quá nhiều link trên bất kỳ webpage nào:
Nếu một webpage có hơn 100 đường link chỉ tới, người dùng sẽ gặp khó khăn trong việc điều hướng và điều này sẽ không mang lại nhiều ích lợi bằng việc tạo một trang mới.
Một khả năng khác trong cộng đồng web là những trang có từ 100 link trở lên thường là "link farms". Link farms là một nhóm các websites được tạo ra với mục đích tạo ra nhiều liên kết đến một website khác, hay các liên kết trong website đó là ảo bằng cách sử dụng code javascript, php, asp… để tạo ra những link farms đó. Do đó, những đường link này kém chất lượng vì không mang giá trị lại cho người dùng.
Một webpage nên có bao nhiêu link?
Một số webpage có hơn 100 link nhưng lại là nguồn cung cấp thông tin tốt.
Trong những ngày đầu sử dụng internet, việc mọi người thêm nhiều link vào một webpage là chuyện rất phổ biến. Điều này chủ yếu là bởi ngày đó việc tìm kiếm thông tin trên internet còn rất hạn chế và khó khăn. Vậy nên khi các quản trị viên tìm thấy thông tin nào có chút liên quan tới lĩnh vực đang làm là họ lại tạo một đường link tới đó để giúp họ và những người khác dễ dàng tìm kiếm sau này.
Tuy nhiên, internet giờ đây đã khác hơn rất nhiều, việc tìm kiếm cũng không còn khó khăn như trước nữa. Phần lớn khách truy cập đều không thích những webpage có quá nhiều link. Chắc hẳn bạn không thích cảm giác đọc tin trên một trang và phải tìm qua hàng trăm dòng mới có thể thấy thông tin mình cần.
Điều quan trọng cần phải nhớ là khách truy cập thường sử dụng internet để tìm kiếm thông tin một cách nhanh nhất.
Nếu bạn có hàng chục đường link tới những nguồn liên quan tới một chủ đề, hãy nhớ tạo thêm một trang mới cùng về chủ đề đó và chuyển bớt link sang trang đó. Điều này giúp người dùng cảm thấy thân thiện hơn khi tìm kiếm thông tin.
Nói tóm lại, càng nhiều đường link muốn cho vào một trang, bạn càng nên sắp xếp chúng gọn gàng hơn. Một số site (ví như Google.com) sở hữu những trang có hơn 100 link, nhưng những trang này được sắp xếp rất tốt và được bố trí rõ ràng, giúp người dùng tìm kiếm thông tin dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Ngay cả khi trang được bố trí tốt đi nữa, nếu có hơn 100 link thì bạn vẫn phải sắp xếp lại nó. Như đã nói ở trên, đây chính là hướng dẫn rõ ràng nhất của Google dành cho các webmaster. Nếu muốn thực hiện theo hướng dẫn, hãy nhớ sắp xếp cho mỗi page chỉ nên có dưới 100 đường link.

Quan niệm chính:

Hướng dẫn này chỉ nói về một webpage, không phải về website. Website của bạn có thể có bao nhiêu link tùy ý nhưng vẫn phải thực hiện theo hướng dẫn này với số lượng link trên một trang không được vượt quá 100.
Khi tạo bất kì trang nào cũng nên nhớ về người dùng trước tiên. Sử dụng những đường link thật khéo léo để người dùng không cảm thấy khó chịu hay bị làm phiền.

Làm thế nào để biết được website của mình có thực hiện đúng theo hướng dẫn này hay không?

Điều này cũng rất dễ thực hiện. Đếm thử xem có bao nhiêu đường link trên một page. Nếu có hơn 100 đường link thì chắc chắn bạn đã không thực hiện đúng theo hướng dẫn của Google rồi.
Để đếm số lượng link trên một page, bạn có thể sử dụng công cụ Link Counting Tool.
Một webpage nên có bao nhiêu link?
Lam Le (Theo Feedthebot)